Bác nhà mình bị bệnh tim nặng, có lần đang ngồi tự dưng lăn đùng ra không thở nổi, phải đi cấp cứu, may là đưa đi sớm nên cứu được.
Nói chung bác cung chỉ chơi không chứ không dám để làm bất cứu việc gì, cứ hơi mệt hoặc căng thẳng tí là nhìn biết ngay, môi thì tím,, mặt nhợt cả ra.
Mình đọc trên mạng thấy thống kê số người qua đời vì bệnh tim mạch ở Việt Nam mình là khoảng 17,9 triệu người. Trong đó nhồi máu cơ tim và đột quỵ là hai nguyên nhân chính.
Hiện nay, Việt Nam có 25% dân số mắc bệnh về tim mạch và tăng huyết áp. Có nhiều trường hợp chưa được phát hiện và điều trị kịp thời.
Tỷ lệ tử vong của bệnh tim mạch vành rất cao, muốn tránh xa nhồi máu cơ tim thì cần cảnh giác với những triệu chứng:
+ Đau ngực dữ dội
Bệnh mạch vành là một trong những triệu chứng rõ ràng, hầu hết bệnh nhân đều bị đau ngực dữ dội ở giai đoạn trước khi khởi phát.
+ Chóng mặt, đổ mồ hôi nhiều
Tim đảm nhận nhiệm vụ cung cấp máu. Khi chức năng cung cấp máu bất thường sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của toàn bộ hệ thống cơ thể. Từ đó dẫn tới hàng loạt triệu chứng thiếu oxy và điều hòa trung tâm bất thường như chóng mặt, đổ mồ hôi.
+ Buồn nôn, khó chịu
Buồn nôn và ậm ạch không hẳn là vấn đề ở hệ tiêu hóa mà còn có thể là dấu hiệu của bệnh tim mạch vành. Tuy nhiên, triệu chứng này dễ bị nhầm với bệnh viêm dạ dày ruột, viêm túi mật, viêm tụy và nhiều bệnh đường tiêu hóa khác.
Đối tượng nào nguy cơ cao mắc bệnh lý mạch vành?
+ Người già và người trên 40 tuổi
Tỷ lệ nhồi máu cơ tim và bệnh mạch vành tim đột tử tỷ lệ thuận với tuổi, nam thanh niên có nguy cơ mắc bệnh cao hơn phụ nữ trẻ tuổi. Tuy nhiên, nguy cơ mắc bệnh ở phụ nữ sau mãn kinh thì về cơ bản giống với nam giới.
+ Người bị ‘3 cao’
Những người có ‘3 cao’ gồm huyết áp cao, đường huyết cao, cholesterol cao. Đây là các yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch vành. Do đó, những người này cần kiểm soát lâu dài.
+ Người hút thuốc lâu năm
Những người hút thuốc có nguy cơ bị bệnh tim mạch vành ít nhất gấp đôi so với người không hút thuốc. Nó tỷ lệ thuận với số lượng điếu thuốc mà bạn hút mỗi ngày.
+ Người béo phì và người có lối sống không khoa học
Những người bị béo phì, tăng mỡ máu, có chế độ ăn thiếu khoa học như nhiều calo, nhiều mỡ động vật… trong thời gian dài thì dễ bị xơ cứng động mạch. Từ đó dẫn tới bệnh tim mạch vành.
Bệnh tim mạch vành diễn ra âm thầm. Một khi xảy ra sẽ như giáng một đòn ‘chí mạng’ vào người bệnh. Vậy làm sao để ngăn chặn nó?
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng bệnh tim mạch vành có liên quan tới lối sống. Do đó, để ngăn chặn bệnh tình, mọi người cần bắt đầu từ việc thay đổi những thói quen xấu. Cụ thể:
+ Chú ý tới chế độ ăn uống
Một chế độ ăn nhiều muối, hút thuốc và ăn không đủ các loại hạt sẽ làm tăng nguy cơ của bệnh tim mạch. Vì thế, các chuyên gia khuyến cáo bạn nên ăn nhiều chế phẩm từ đậu nành, nhiều rau củ quả, bổ sung hải sản như tôm cá. Đây là những thực phẩm giàu protein và nguyên tố vi lượng sẽ giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch và mạch máu não.
+ Không hút thuốc lá, hạn chế rượu bia
Thuốc lá, rượu bia không chỉ làm tăng nguy cơ mắc bệnh phổi, gan mà còn dễ khiến bạn bị bệnh tim mạch. Bỏ thuốc lá và hạn chế rượu bia là bước quan trọng trong bảo vệ tim mạch.
+ Giảm cân, tập thể dục nhiều hơn
Tỷ lệ người bị béo phì mắc bệnh cao hơn so với người bình thường. Các chuyên gia khuyến cáo rằng: Người già bị béo phì chỉ cần giảm từ 3 – 5kg là tình trạng bệnh tim sẽ được cải thiện rất nhiều.
+ Kiểm soát cảm xúc
Cảm xúc tiêu cực dễ làm tăng sức căng của mạch máu và dây thần kinh, ảnh hưởng tới sự thay đổi của huyết áp, tăng tải trọng cho cơ tum, giảm cung cấp máu cho cơ tim, dễ sinh bệnh mạch vành. Vì thế, kiểm chế cảm xúc cũng là một cách để phòng bệnh.