Trẻ thường hay “ngẩn ngơ”
Có nhiều trẻ nhỏ thường xuyên rơi vào trạng thái ngẩn ngơ. Trong tình huống này, nhiều cha mẹ thường nghĩ trẻ đang gặp vấn đề nào đó nên giảm sự tập trung.
Nghiên cứu cho thấy trạng thái này thực chất là một phản ứng khẩn cấp của não bộ để điều chỉnh và thích nghi với những thứ bên ngoài. Lúc này, hoạt động ý thức trở nên yếu hơn, đại não ở trạng thái thư thái và tỉnh táo, có tác dụng điều hòa tinh thần rất tốt.
Từ quan điểm sinh lý học, trạng thái xuất thần có thể giữ cho các hoạt động thần kinh giao cảm và phế vị của não ở trạng thái cân bằng tuyệt vời. Điều này rất tốt cho việc tối ưu hóa tính cách của trẻ.
Bên cạnh đó, các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những đứa trẻ thường xuyên “lơ mơ” sẽ có trí nhớ, sự tập trung và khả năng sáng tạo tốt hơn. Vì vậy, đừng quá lo lắng khi trẻ thường xuyên ngẩn ngơ.
Trong một số trường hợp trẻ hay "ngẩn ngơ" dẫn đến việc con yên lặng, trầm tĩnh, khiến bố mẹ lo lắng và nghĩ rằng con bị tự kỷ, sau đó bắt đầu phá vỡ sự tập trung của con.
Các nhà tâm lý học cho biết đây là hành động không tinh tế của bố mẹ, bởi vì lâu dài sẽ dễ có khả năng đánh mất sự đam mê vốn có của con mình.
Thích giao lưu, kết bạn mới
Một nghiên cứu kéo dài 75 năm của Đại học Harvard cho kết luận những người có mối quan hệ giữa các cá nhân tốt có nhiều khả năng thành công và hạnh phúc hơn. Điều đó cho thấy, nếu một đứa trẻ thực sự muốn thành công trong tương lai, nó phải có mối quan hệ tốt với những người khác.
Sức mạnh của các kỹ năng xã hội của một người đã có thể được phản ánh trong giai đoạn nhạy cảm với xã hội từ 3-6 tuổi, vì vậy hầu hết những người “nổi tiếng” trong vòng bạn bè khi còn nhỏ sẽ có triển vọng khi lớn lên.
Bên cạnh đó, việc trẻ thích giao lưu, kết bạn mới là chuyện bình thường, nhưng nếu trẻ có thể nói chuyện với những người khác như ông bà, cô dì, chú bác thì chứng tỏ đó là một đứa trẻ thông minh.
Các nhà khoa học nghiên cứu, khi trẻ con giao tiếp, bộ não của trẻ được hoạt động ở trạng thái tốc độ cao. Trong quá trình luyên thuyên chính là lúc trẻ đang tìm kiếm nhiều chủ đề trong đầu, và khi được hỏi chuyện trẻ có thể trả lời ngay tức khắc chứng minh bộ não hoạt động rất nhanh nhạy.
Trẻ thường làm bừa bộn căn phòng
Cha mẹ chắc hẳn sẽ rất khó chịu khi trẻ thường xuyên làm bừa bộn căn phòng. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu của trường Đại học Harvard thực chất, việc trẻ vứt đồ đạc bừa bãi có thể là biểu hiện cho trí thông minh của trẻ.
Lý do là những đứa trẻ luôn khao khát được tìm hiểu thế giới xung quanh. Điều này thể hiện ở việc các con sắp xếp đồ vật, sờ nắm và cảm nhận những thứ bên cạnh.
Nghiên cứu cũng giải thích rằng cơ sở để thiết lập các kết nối nơ-ron trong não là sự kích thích từ thế giới bên ngoài. So với một căn phòng gọn gàng, một căn phòng lộn xộn có thể mang lại cho trẻ sự kích thích giác quan mạnh hơn và đẩy nhanh quá trình phát triển các kết nối nơ-ron.
Đặc biệt, với những đứa trẻ dưới 3 tuổi, khi ở trong một căn phòng bừa bộn, con sẽ tiếp xúc với càng nhiều đồ vật, từ đó kích thích não bộ phát triển.
Vậy nên khi cha mẹ thấy con bày bừa trong phòng, đừng vội đứng ra chỉ trích, điều này có thể cản trở sự phát triển các liên kết thần kinh của trẻ. Hãy dạy trẻ cách sắp xếp và dọn dẹp sau khi hoàn thành xong.