Năm 2022, Nhật Bản là quốc gia có tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới. Cứ mỗi 25 năm, tuổi thọ của người Nhật lại tăng ít nhất 4 tuổi với tỷ lệ bệnh tật rất thấp. Năm 2020, tuổi thọ trung bình của người dân Nhật Bản tăng lên mức kỷ lục ở cả 2 giới (87,74 tuổi với nữ giới và 81,64 tuổi với nam giới).
Số liệu của World Health Ranking cho thấy, tỷ lệ tử vong do đột quỵ của người Nhật chỉ đứng thứ 152 trên thế giới, tỷ lệ tử vong do ung thư vú đứng thứ 134, do bệnh gan đứng thứ 153, do bệnh phổi đứng thứ 166. Con số này là xếp hạng trên tổng số 172 quốc gia.
Qua đó có thể thấy tỉ lệ tử vong do các bệnh trên ở Nhật Bản đứng gần chót. Điều này khiến người Nhật trở thành biểu tượng của việc sống khỏe, sống thọ, được các nước trên thế giới học hỏi.
Lý do khiến người Nhật sống thọ không phải đến từ những điều xa xỉ mà có liên quan trực tiếp đến chế độ ăn hàng ngày. Người dân Nhật Bản đặc biệt thích 3 loại rau này đó là rau dền, rau khoai lang, lá hẹ và coi đó như món ăn trường sinh.
Rau lang
Theo Đông y rau lang là thảo mộc không độc, tính bình, giúp bồi bổ sức khỏe, tăng cường thị lực, lợi mật, chữa vàng da,…
Trong 100g rau lang có khoảng 2kcal năng lượng, 91,8g nước, 2,6g protein, 2,8g tinh bột, 11mg vitamin C, 900mg vitamin BB, 48mg canxi, 54mg phốt pho, 2,7mg sắt,…
Bên cạnh đó, rau lang còn cung cấp lượng chất xơ dồi dào, tác dụng giải độc, thanh nhiệt. Đồng thời, rau lang chứa nhiều chất diệp lục giúp làm sạch máu, loại bỏ độc tố trong cơ thể.
Thường xuyên ăn rau lang giúp phòng ngừa tiểu đường, chống béo phì, ngừa táo bón. Protein trong rau lang có khả năng chống lại sự oxy hóa, giúp kéo dài tuổi thọ, làm đẹp da.
Rau sam
Rau sam có vị chua, không độc, tính lạnh, giàu dinh dưỡng. Gần như tất cả các bộ phận của rau sam như thân, lá, nụ hoa đều có thể sử dụng, trừ phần rễ. Từ loại rau này có thể chế biến thành nhiều món ngon như nộm, nấu canh với thịt nạc, xào tỏi,…
Không chỉ dùng làm thức ăn, rau sam còn là một vị thuốc với nhiều công dụng, có thể dùng ở dạng tươi hoặc đem phơi khô dùng dần.
Nghiên cứu cho thấy rau sam chứa nhiều chất dinh dưỡng hữu ích đối với cơ thể con người. Rau sam chứa trên 44 hợp chất bao gồm flavonoid, alkaloid, terenoid, acid hữu cơ, vitamin, khoáng chất,… Ngoài ra rau sam có chứa nhiều vitamin PP, vitamin B1, B2, C, A, axit folic, choline, sắt, magie, natri, canxi, kali, oxalic,…
Trong đó, flavonoid được xem là hợp chất chủ yếu và có nhiều tác dụng sinh học nhất của rau sam.
Loại rau này được coi như “vị thuốc trường sinh” với nhiều công dụng chữa bệnh như chống viêm, chống nhiễm trùng, tốt cho da, cơ và xương, tốt cho tim mạch. Vì rau sam có tính lạnh nên có tác dụng giải nhiệt, thanh lọc cơ thể rất tốt. Đồng thời rau sam hỗ trợ hạ đường huyết, tốt cho hệ tiêu hóa.
Nhờ chứa nhiều vitamin C, E, beta-carotene, alkaloid, glutathione nên rau sam còn có khả năng chống lại các gốc tự do, ngăn ngừa lão hóa.
Lá hẹ
Người Nhật xem lá hẹ là loại rau lành mạnh, giúp tăng cường sức khỏe rất tốt. Trong Đông y, rau hẹ có vị cay, hơi chua, tính ấm, được mệnh danh là rau của thận, tốt cho cánh màu râu trong chuyện sinh lý.
Rau hẹ chứa hợp chất chống viêm mạnh hơn cả thuốc kháng sinh nên có thể dùng như một thực phẩm hàng ngày để trị viêm nhiễm phụ khoa của phụ nữ.
Đồng thời lá hẹ cũng chứa nhiều vitamin và chất xơ thô, có tác dụng trong việc cải thiện nhu động đường tiêu hóa, trị táo bón, ngăn ngừa ung thư ruột kết. Ngoài ra, lá hẹ có công dụng làm tan huyết ứ, thúc đẩy tuần hoàn máu và giải độc.
Sử dụng lá hẹ thường xuyên nhất là vào mùa đông, xuân có thể giúp xua tan cảm lạnh, tăng cường thể lực, thúc đẩy tuần hoàn máu, tránh được tình trạng thiếu dương khí. Tuy có nhiều giá trị dinh dưỡng nhưng bạn không nên dùng lá hẹ quá nhiều một lúc bởi có thể ảnh hưởng đến đường tiêu hóa. Tốt nhất là nên ăn kiểm soát ở mức 100-200g/bữa.
Bạn lưu ý khi chế biến lá hẹ cần cắt nhỏ và xào lửa to, thao tác thật nhanh. Xào quá lâu sẽ khiến hẹ bị nát, không ngon, đồng thời khiến chất sulfide trong hẹ bị biến chất.