Rau muống
Mặc dù có giá thành rẻ nhưng rau muống lại chứa rất nhiều dinh dưỡng. Loại rau này có chứa đến 92% nước; 3,2% protit; 2,5% gluxit; 1% xenluloza đồng thời cũng giàu vitamin A, B, C, canxi, phốt pho. Bên cạnh đó, hàm lượng sắt có trong rau muống cũng là một trong những vitamin cần thiết cho phụ nữ.
Theo Đông y, rau muống có vị ngọt, nhạt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, nhuận tràng, chữa rôm sảy, mụn nhọt,… Vì vậy, nếu ăn rau muống đúng cách sẽ loại bỏ bớt độc tố.
Với rau muống bạn có thể chế biến nhiều cách như xào, luộc hoặc làm rau sống, ăn kèm các món ăn dạng nước để tăng thêm hương vị.
Nếu muốn tăng cường hệ thống miễn dịch, ngăn ngừa thiếu máu, phòng chống bệnh tiểu đường, giảm cholesterol hay chống táo bón, giải độc ta có thể thêm món rau này trong bữa ăn hàng ngày.
Rau diếp cá
Loại rau này thường dùng để ăn sống, chế biến thành salad hay nước uống. Rau diếp cá có rất nhiều lợi ích.
Theo Đông y, rau diếp cá là một trong những loại rau có lượng vitamin C dồi dào, được chỉ ra cao gấp đôi lần cam.
Hàm lượng dinh dưỡng trong 100g rau diếp cá cụ thể được liệt kê trong Bảng thành phần thực phẩm Việt Nam – Bộ Y tế như sau: nước 91,5g; năng lượng 22kcal; chất đạm 2,9g; carbohydrate 2,7g; chất xơ 1,8g; vitamin C 68mg; beta-caroten 620 µg.
Đối với phụ nữ, rau diếp cá mang đến nhiều tác dụng. Một số bài thuốc dân gian cho thấy rau diếp cá có tác dụng tuyệt vời như thanh nhiệt, giải độc, thông tiểu tiện, giảm phù thũng, sát khuẩn, chống viêm.
Bên cạnh đó, rau diếp cá còn chữa sốt nóng trẻ em, trị mụn nhọt sưng đỏ, vú sưng đau do tắc sữa, chữa táo bón.
Nếu muốn cải thiện tình trạng kinh nguyệt không đều, chị em có thể dùng diếp cá 40g, ngải cứu 30g, rửa sạch, giã nhỏ lọc bằng nước sôi để nguội, lấy một bát nước thuốc. Mỗi ngày uống làm 2 lần, liên tục trong 5 ngày và trước kỳ kinh 10 ngày.
Muốn trị bệnh trĩ, bạn có thể dùng rau diếp cá ăn sống mỗi ngày, kết hợp nấu nước để ngâm, xông, rửa lúc đang ấm. Phần bã mang rịt vào hậu môn.
Để chữa sốt nóng cho trẻ bằng lá diếp cá bạn dùng 20g diếp cá rửa sạch, giã nát lấy nước, bỏ bã. Ngày uống 2 lần, dùng đến khi hết sốt.
Rau ngót
Rau ngót vừa là thực phẩm đồng thời cũng là thuốc. Rau ngót có hàm lượng vitamin A, vitamin C cao hơn hẳn so với bưởi, chanh, cam,… Trong cuốn sách “Thuốc ở quanh ta”, bác sĩ Lê Thân có viết hàm lượng vitamin C trong rau ngót cao đến 185mg% dùng để bổ sung vitamin C rất tốt.
Bên cạnh đó, rau ngót cũng góp phần quan trọng trong quá trình sản xuất collagen, vận chuyển chất béo, tăng cường miễn dịch. Ngoài ra, vitamin C trong loại rau này chính là yếu tố cần thiết giúp vết thương mau lành đồng thời chống nhiễm khuẩn và duy trì làn da khỏe mạnh.
Theo Đông y rau ngót có thể dùng để bữa bệnh ho, ban sởi, sốt cao, tiêu độc, làm thuốc để trị sót nhau, tưa lưỡi ở trẻ em và rất nhiều lợi ích khác. Vì vậy bạn có thể trồng và sử dụng loại rau này tại nhà để tăng cường bảo vệ sức khỏe.