Rau muống
Đây là loại ăn rất quen thuộc và thường xuyên có mặt trong bữa ăn của các gia đình người Việt. Tuy nhiên nó có nguy cơ gây ra ngộ độc thực phẩm cao vì dễ nhiễm độc từ nguồn nước, từ thuốc trừ sâu, thuốc kích thích.
Phụ nữ mang thai ăn phải rau muống nhiễm chì có thể làm tăng nguy cơ dị tật thai nhi, thai nhi kém phát triển.
Trẻ nhỏ ăn rau muống nhiễm chỉ có thể gây các biển hiện cấp tính như ngộ độc, nôn mửa, co giật. Ngoài ra, trường hợp tiêu thụ rau muống nhiễm chì có thể gây ra nhiễm độc mãn tính. Tình trạng này rất khó phát hiện. Nó gây ảnh hưởng đến trí não, khiến cho trẻ không thông minh, chậm lớn và thiếu máu.
Ngao, trai, ốc, hến...
Trong một khảo sát của ĐH Y Hà Nội, các nhà nghiên cứu đãy lấy 240 mẫu thủy sản gồm cá chim, cá trôi, cá trắm, cá mè, trai, cua, ốc, rô phi lấy từ 16 hồ trên địa bàn Hà Nội để kiểm tra. Kết quả phát hiện ra hầu hết các loại sinh vật này đều nhiễm chì, thủy ngân, asenic, nikel, chrome...
Thực phẩm gói bằng giấy báo
Một số người có thói quen gói, bọc thực phẩm bằng các loại giấy báo, giấy in... Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng mực để in báo có độ bám dính cao và chứa nhiều chất độc như PCBs, ethanol, toluen, chì... Bên cạnh đó, giấy báo còn chứa các chất tổng hợp, tạp chất.
Dùng giấy báo để gói thực phẩm, đặc biệt là những món chiên rán, nhiều dầu mỡ, đồ ăn nóng sẽ làm tăng nguy cơ phơi nhiễm chì. Do đó, chúng ta cần tránh sử dụng giấy báo để gói thực phẩm.