3 vị trí này ngứa ngáy cảnh báo đường huyết tăng cao, người khỏe mạnh không bao giờ thấy

( PHUNUTODAY ) - Nếu đột nhiên bạn thấy 3 vị trí này trên cơ thể mình ngứa ngáy khó chịu hãy kiểm tra tiểu đường ngay nhé!

Bạn thấy ngứa da, ngứa đầu

Phần lớn những bệnh tiểu đường do có lượng đường trong máu cao nên tạo môi trường tốt cho vi khuẩn phát triển, trong khi đó da không được cung cấp dinh dưỡng từ máu nên dễ bị tổn thương. Việc ngứa ngáy có thể do nhiều nguyên nhân trên nên bệnh nhân thường bị những bệnh nhiễm trùng da, viêm chân tóc, viêm chân lông... gây ngứa da nghiêm trọng. Tuy nhiên, bạn cũng không thể lơ là bởi rất có thể việc ngựa đầu do đường huyết tăng cao. Vì vậy, bạn nên thử kiểm tra đường huyết trong máu xem sao nhé!

Bạn thấy ngứa chân

Ngứa chân là một trong những dấu hiệu điển hình khi lượng đường trong máu tăng cao. Theo các chuyên gia nội tiết, khi đường huyết tăng, cơ thể sẽ bị mất nước và giảm tưới máu nuôi dưỡng da. Cộng thêm các dây thần kinh bị tổn thương khiến quá trình bài tiết mồ hôi ở da rối loạn, gây khô da, ngứa ngáy rất nhiều, đặc biệt là ở vùng da chân.

Thêm vào đó, việc ngứa ở chân cũng có thể xuất hiện khi bị nhiễm nấm do tiểu đường, chỗ ngứa thường là kẽ chân, bàn chân... Khi bệnh nhân bị ngứa do nấm sẽ cần được bác sĩ chỉ định dùng thuốc trị nấm để điều trị.

ngua-mu-ban-chan

Bạn thấy ngứa vùng tai

Theo các chuyên gia chia sẻ rằng khi lượng đường huyết trong cơ thể dần tăng cao sẽ kích thích tuyến bã nhờn và chất nhờn tiết ra một lượng lớn ráy tai nên tai sẽ thường xuyên bị ngứa. Nhiều bệnh nhân tiểu đường chủ quan, bỏ qua dấu hiệu này nên đã không kịp thời điều trị bệnh ở giai đoạn sớm. Do vậy, nếu tình trạng ngứa tai thường xuyên xảy ra, ngày càng nặng nề thì bạn nên thử lượng đường huyết của mình.

Chế độ dinh dưỡng cho người mắc tiểu đường 

Nhóm 1: Nhóm thuộc tinh bột, ngũ cốc, khoai. Đây là nhóm thực phẩm giúp cung cấp đủ năng lượng cho bệnh nhân mà không có hoặc có ít vitamin. Người bị bệnh tiểu đường có thể ăn cơm hàng ngày, ăn xôi, hay các loại gạo lứt hay khoai lang,... tùy theo nhu cầu năng lượng của mình. Tuy nhiên không nên ăn khoai tây hay bánh mì, bánh gạo,.. vì có thể gây tăng đường huyết.

Nhóm 2: Nhóm giàu chất xơ, rau củ

Người bị bệnh tiểu đường nên ăn thanh đạm, trong đó không thể thiếu nhóm chất xơ từ rau xanh, hoa quả. Trong rau củ, hoa quả có nhiều vitamin, acid amin, chất khoáng giúp cung cấp đầy đủ chất cho người bệnh.  Để thay đổi khẩu vị mỗi ngày tránh nhàm chán, thì ngoài ăn rau củ luộc bình thường, người bệnh có thể ăn các món rau sống bằng cách trộn làm salad,... Trong mướp đắng, tảo, rau muống, rau ngót, bí xanh rất tốt cho cơ thể.

tieu duong

Nhóm 3: Nhóm chứa nhiều vitamin, chất đạm

Nhóm sữa, thịt cá, trứng,... giúp cung cấp chất đạm, sắt, vitamin đảm bảo dinh dưỡng cung cấp vào cơ thể đầy đủ. Người bệnh tiểu đường vẫn cần cung cấp nhóm thức ăn này để không bị thiếu chất.

Với những người bị thừa cân hay béo phì chỉ nên ăn thịt nạc như thịt ức gà, không nên ăn thịt có nhiều mỡ, không ăn da gà, vịt vì chứa nhiều mỡ.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link