Dạy trẻ chấp nhận thử thách
Một đứa trẻ thường sợ chấp nhận thử thách khi chúng nhận ra 2 điều:
- Có thể bị chỉ trích, không được công nhận.
- Có thể bị cảm xúc tiêu cực như buồn, chán.
Để giúp trẻ vượt qua nỗi sợ, cha mẹ nên cho trẻ hiểu rằng: khi chấp nhận 1 thử thách nghĩa là con được hạnh phúc để tận hưởng nó. Tham gia thử thách có thể thành công hoặc thất bại. Nhưng nếu không chấp nhận thử thách thì không có cơ hội để hiểu được cả hai.
Trong lúc tham gia trò chơi, cha mẹ đừng làm dễ đi hay nhường cho trẻ thắng mà hãy chơi công bằng để trẻ ngẫu nhiên tận hưởng thành công và thất bại. Nếu trẻ buồn vì thất bại, hãy giúp trẻ chấp nhận nó bằng những lời động viên về nỗ lực.
Khi trẻ vui vẻ với chiến thắng, hãy dành cho trẻ lời khen về sự nỗ lực của trẻ.
Hãy dùng thái độ tích cực, hướng đến giải quyết vấn đề. Nhưng phải công bằng, trẻ làm sai thì nói và giúp trẻ thừa nhận.
Dạy trẻ tự phục vụ bản thân
Từ khi còn nhỏ trẻ cần được học cách tự phục vụ chính mình. Cha mẹ nên cho trẻ có cơ hội để tự lấy cái này, cái kia khi trẻ có thể tự làm. Dạy cho trẻ các kỹ năng như mặc quần áo, sáng dậy xếp chăn màn, tự đi dép, cất dép, ngồi vào bàn và tự ăn,…
Lúc mới bắt đầu dạy trẻ những kỹ năng này, có thể cha mẹ cần một số ám chỉ đơn giản để trẻ dễ học theo. Chẳng hạn như về nhà phải cất dép lên kệ, kéo ghế và ngồi vào bàn ăn, quần áo bẩn thay ra phải bỏ vào giỏ đồ bẩn,… Khi trẻ thành thạo những kỹ năng này, trẻ sẽ xử lý nó như thói quen.
Dạy trẻ sự tập trung và kiểm soát cảm xúc bản thân
Công nghệ ngày càng phát triển nên có nhiều thứ khiến chúng ta bị sao nhãng như một hình ảnh, một video, tin nhắn điện thoại,… Vì vậy mà trẻ nhỏ cũng phải đối mặt với nhiều thách thức hơn để tìm thấy sự tập trung cho bản thân. Muốn trẻ phát triển kỹ năng này thì cha mẹ nên tạo các khoảng lặng trong cuộc sống để trẻ tận hưởng nó.
Chẳng hạn như quy định khu vực nào trong nhà là không có thiết bị điện tử (áp dụng cho tất cả các thành viên trong nhà), tận hưởng thời gian cùng nhau và tập trung vào giao tiếp hiện tại như đi dạo trò chuyện về những thứ nhìn thấy, nghe thấy.
Cha mẹ nên tách trẻ ra khỏi thế giới ảo hay công nghệ và giúp trẻ tìm thấy nhiều thứ thú vị trong cuộc sống. Muốn làm như vậy thì bản thân người làm cha mẹ cũng thực hiện như vậy, tự quản lý thời gian sử dụng thiết bị màn hình của mình.
Dạy trẻ biết giúp đỡ người khác và biết làm việc nhà
Mọi đứa trẻ đều cần được dạy rằng mỗi thành viên trong nhà cần phải có trách nhiệm với sự sạch sẽ, thoải mái, không vừa bộn của ngôi nhà. Trẻ cần được dạy là có thể làm những công việc nhà vừa sức chứ không phải đẩy hết trách nhiệm cho người lớn. Điều quan trọng ở đây chính là suy nghĩ của trẻ.
Nếu trẻ nhận ra được trách nhiệm của mình, trẻ sẽ có Ý thức trong việc xin giữ ngôi nhà. Nhưng nếu trẻ cho rằng đó là trách nhiệm của người khác thì cho dù có đồ vật nào hư hại hay nhà cửa bừa bộn thì trẻ cũng sẽ không quan tâm.
Trẻ cũng cần được dạy về tình yêu thương có thể chia sẻ. Niềm vui có thể san sẻ ra cho nhiều người giống như một miếng bánh có thể cắt nhỏ để mọi người đều được thưởng thức. Trẻ nên học điều này từ khi còn nhỏ vì chỉ khi trẻ biết yêu thương thì trẻ mới cảm thấy cuộc sống trọn vẹn. Bắt đầu bằng ý nghĩ là quan trọng để nuôi dưỡng hành động.