4 loại thực phẩm nấu không đúng cách còn độc hơn asen, chỉ ăn một ít cũng hại sức khỏe

14:33, Chủ nhật 01/08/2021

( PHUNUTODAY ) - Khi chế biến những thực phẩm này bạn cần hết sức cẩn thận nếu không rất dễ gây ngộ độc.

Mộc nhĩ ngâm quá lâu

Bản thân mộc nhĩ không có độc. Tuy nhiên, nếu ngâm quá lâu, các thành phần dinh dưỡng của mộc nhĩ rất dễ bị biến chất, tạo thành môi trường thuận lợi cho vi khuẩn có hại sinh sôi và phát triển, tạo ra độc tố gây ngộ độc.

Loại vi khuẩn trong mộc nhĩ có thể sản sinh ra các chất độc cực mạnh như BKA, aflatoxin. Các chất này không dễ phân hủy ở nhiệt độ cao. Vì thế, dù thức ăn đã được nấu chín hoàn toàn thì độc tố cũng không biến mất.

Triệu chứng ngộ độc thường là đầy hơi, đau bụng, buồn nôn, nôn mửa, nặng hơn có thể dẫn tới suy đa tạng, nguy hiểm tính mạng.

4-thuc-pham-nau-sai-cach-con-doc-hon-asen-01

Với mộc nhĩ, bạn chỉ cần rửa sạch bề mặt rồi ngâm trong nước ấm hoặc nước lạnh khoảng 15-20 phút là có thể đem ra chế biến.

Ngoài ra, không nên ăn mộc nhĩ tươi vì chúng chứa chất morpholine, dễ gây ngứa ngáy, phù nề, thậm chí hoại tử da sau khi ăn. Sau quá trình phơi khô và ngâm nước, chất này sẽ biến mất và bạn có thể yên tâm sử dụng.

Các loại đậu chưa nấu chín hẳn

Đậu Hà Lan, đậu bắp, đậu đũa, đậu cô ve... là loại rau phổ biến, thường xuyên xuất hiện trên bàn ăn gia đình. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rằng, các loại đậu phải được nấu chín hoàn toàn mới đảm bảo sức khỏe.

4-thuc-pham-nau-sai-cach-con-doc-hon-asen-02

Nguyên nhân là do các loại đậu tươi thường chứa một số chất như phytohemagglutinin, độc tố glycosid, chất ức chế protease… gây hại cho sức khỏe, đặc biệt là đường tiêu hóa và dạ dày. Ăn sống các loại đậu có thể dẫn tới ngộ độc với các biểu hiện như trướng bụng, nôn mửa, tiêu chảy, chóng mặt, nhức đầu, đổ mồ hôi lạnh, tê bì chân tay và các triệu chứng liên quan đến hệ thần kinh khác.

Rất may là các chất gây ngộ độc này có thể dễ dàng phân hủy ở nhiệt độ cao. Do đó, để đảm bảo an toàn, bạn phải nấu chín kỹ các loại đậu trước khi ăn.

Sữa đậu nành nấu chứa chín

Đậu nành sống có chứa các không tốt cho cơ thể con người như saponin, phytohemagglutinin, chất ức chế trypsin… có thể gây ra chóng mặt, nhức đầu, đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, nôn mửa.

4-thuc-pham-nau-sai-cach-con-doc-hon-asen-03

Khi đun sữa đậu nành tới nhiệt độ khoảng 80-90 độ C chúng ta sẽ gặp hiện tượng "sôi giả" với rất nhiều bọt trắng nổi lên. Lúc này, nhiều người nghĩ rằng sữa đậu nành đã được nấu chín nhưng thực chất nhiệt độ vẫn chưa đủ cao để phân hủy hết các chất độc hại. Bạn nên tiếp tục đun thêm 3-5 phút, đảm bảo sữa đậu nành sôi ở nhiệt độ trên 100 độ C và hoàn toàn hết bọt mới sử dụng.

Khoai tây mọc mầm

Khi khoai tây mọc mầm, tinh bột sẽ chuyển hóa thành solanin và chaconine-alpha là hai chất gây ngộ độc ở người. Chất này tập trung chủ yếu ở các phần đã chuyển màu xanh và các vùng mọc mầm trên củ khoai.

4-thuc-pham-nau-sai-cach-con-doc-hon-asen-04

Nếu ăn với số lượng ít, độc tố có thể gây ra một số vấn đề nhỏ ở đường tiêu hóa như đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy. Nếu ăn nhiều, có thể dẫn tới các vấn đề tiêu hóa kèm triệu chứng về thần kinh như ảo giác, tê liệt, khó thở, tụt huyết áp, suy tim...

Do đó, khi thấy khoai tây bị mọc mầm, tốt nhất bạn không nên ăn.

chia sẻ bài viết
Theo:  khoevadep.com.vn copy link
Tác giả: Thanh Huyền