5 thói quen ăn uống sai cách làm phá huỷ răng của trẻ

( PHUNUTODAY ) - Sâu răng là một trong những bệnh thường gặp nhất của trẻ. Nguyên nhân thì có nhiều nhưng phổ biến nhất vẫn là do thói quen ăn uống.

Những thói quen ăn uống có thể gây sâu răng ở trẻ

Tiếp xúc với vi khuẩn

Cha mẹ và người chăm sóc trẻ thường vô tình truyền thêm vi khuẩn gây sâu răng vào miệng trẻ. Cụ thể là thói quen mớm thức ăn cho trẻ hoặc khi cha mẹ thử thức ăn hoặc đồ uống trước khi cho trẻ ăn cùng một đồ dùng hoặc cốc. 

Cho trẻ ăn vặt nhiều đường và tinh bột

Trẻ thường xuyên ăn vặt sẽ khiến răng của trẻ bị tổn thương nhiều hơn. Trẻ ăn nhiều đồ ăn vặt sẽ làm tăng nồng độ axit tạo ra bởi các loại vi khuẩn trong miệng. Khi có nhiều vi khuẩn trong miệng, đường và thực phẩm giàu carbohydrate như nước trái cây, kẹo, bánh quy, khoai tây chiên dễ bị phân hủy thành axit có thể làm hỏng lớp ngoài của răng.

Trẻ uống nhiều nước ngọt có gas

Đây là đồ uống yêu thích của nhiều trẻ nhỏ vì chúng có màu sắc cũng như vị ngọt hấp dẫn. Thế nhưng nước ngọt có gas chứa rất nhiều đường và thành phần citric acid trong đó làm tăng gấp nhiều lần độ ăn mòn men răng.

67EA5736-873D-476B-AC8D-7ED3251CDE3D

Cho trẻ ăn hoặc uống nước có đường trước khi ngủ

Thói quen này tạo điều kiện cho vi khuẩn trong miệng phát triển mạnh trên những răng bị bám đường này và tạo ra axit tấn công răng, gây sâu răng hàng loạt.

Hội chứng sâu răng do bú bình

Đây là tình trạng sâu răng sớm nhiều răng, thường gặp ở trẻ trong độ tuổi 2-4 tuổi. Đặc trưng là sâu răng tiến triển và lan nhanh. Điều này có liên quan tới thói quen bú bình với sản phẩm có đường liên tục trong thời gian dài. 

Nhận biết dấu hiệu sâu răng ở trẻ

Theo Bác sĩ Nguyễn Trung Nghĩa, chuyên khoa Răng Hàm Mặt, Bệnh viện Việt Nam - Cu Ba, sâu răng có thể khó nhận biết, nhất là trong giai đoạn đầu của sâu răng. Tuy nhiên, cha mẹ cần lưu ý những dấu hiệu sau ở trẻ: trẻ kêu đau răng, trẻ quấy khóc, có đốm trắng hoặc đốm đen trên da, nhạy cảm với thức ăn hoặc đồ uống lạnh, sưng miệng, trẻ khó ăn uống, không muốn ăn,…

Nếu trẻ bị sốt, sưng đau, có thể trẻ đã bị áp-xe răng. Đây là hậu quả của nhiễm trùng răng cần được điều trị kịp thời. Lúc này cha mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa răng để được chẩn đoán và điều trị sớm.

Ở trường hợp nặng, khi sâu răng làm nứt răng, vi khuẩn xâm nhập sâu vào trong tủy gây chết tủy. Đồng thời mủ tích tụ trong các đầu rễ của xương hàm, phát triển ngày càng lớn gây sưng viêm lan rộng ra khắp hàm. Nếu không điều trị kịp thời, có thể bị nhiễm trùng nghiêm trọng ở răng, trong xương hàm và các mô xung quanh.

Theo:  saigonthethao.thethaovanhoa.vn copy link