Khi nuôi dạy con cái, cả cha và mẹ đều có những ảnh hưởng nhất định đến cuộc đời con. Tuy nhiên người mẹ có những lúc gần gũi với con nhiều hơn. Những tính cách sau đây của người mẹ có ảnh hưởng tiêu cực rất lớn tới cuộc đời những đứa con, vì thế mẹ hãy kiểm điểm lại bản thân mình nhé:
Người mẹ có cảm xúc không ổn định
Khi càng nhỏ con càng gắn bó với mẹ. Nhưng nếu cảm xúc của mẹ không ổn định sẽ ảnh hưởng tới cuộc đời con. Người mẹ tâm lý bất ổn hay đánh mắng, dọa nạt, phàn nàn về trẻ thì cảm giác an toàn bên trong con sẽ bị phá hủy. Ở với những người mẹ này trẻ sẽ tự ti và có những bất ổn theo, thậm chí bị tổn thương tâm lý.
Nếu mẹ dễ lo lắng bồn chồn thì trẻ cũng vậy. Do đó cảm xúc của người mẹ vô cùng quan trọng với trẻ. Mẹ cần đặc biệt chú ý điều chỉnh cân bằng tâm trạng của mình.
Nuôi con sẽ có lúc bạn khó bình tĩnh nhưng đừng để bản năng quyết định mọi thứ như thế. Người mẹ có cảm xúc tốt cân bằng bình ổn sẽ giữ được sự kết nối trong gia đình. Nếu trẻ mắc lỗi, mẹ không nên ngay lập tức phê bình mà nên kiên nhẫn hỏi trẻ nguyên nhân mắc lỗi, giúp trẻ tự tìm ra khuyết điểm của mình, để rèn luyện cho trẻ thói quen tốt là sửa lỗi. Như thế trẻ sẽ dễ dàng vượt qua và tâm sự thật với bạn. Trẻ sẽ chia sẻ nhiều hơn với cha mẹ. Còn nếu mẹ gắt gỏng và nổi điên thì trẻ tìm cách trốn tránh sợ hãi nói dối. Trẻ cũng không nhận ra sai lầm của mình. Sau này càng lớn càng sợ hãi càng trốn tránh và đùn đẩy nói dối.
Người mẹ có tính kiểm soát cao
Người mẹ nếu có tính thích kiểm soát mọi thứ của con sẽ khiến con thiếu tự tin và bực booijj, không thoải mái, không tin tưởng.Thế nên trẻ sẽ tìm cách né tránh cha mẹ. Nhiều người mẹ nghĩ kiểm soát để con không sai lầm sa ngã nhưng đó là bóp nghẹt tự do của con. Đó chỉ là nhân danh tinh yêu chứ không phải tình yêu, nên mẹ cần xem xét lại. Mong ước của nhiều bậc cha mẹ là mong con cái thành công. Thế nhưng, người mẹ quá quan tâm và kiểm soát con cái sẽ khó khiến trẻ thành công.
Cha mẹ đừng quá lo lắng để phải kiểm soát con vì điều đó không tốt chút nào cho trẻ. Những bà mẹ có tầm nhìn xa sẽ biết cách cho đi một cách hợp lý. Ngay cả khi đứa trẻ làm theo ý mình trong mọi việc, chúng vẫn là một đứa trẻ ngoan ngoãn, độc lập. Một đứa trẻ sống và học tập theo ý muốn của mẹ, cuộc sống của trẻ chưa chắc đã hạnh phúc.
Người mẹ quá tiết kiệm
Tiết kiệm là tốt nhưng tiết kiệm thành hà tiện thì không tốt. Một số bà mẹ cho rằng, con cái là cả cuộc đời của họ. Họ có thể hy sinh mọi thứ, không dám ăn uống, dành hết mọi thứ cho con. Điều này khiến họ rất keo kiệt với bản thân và tằn tiện trong cuộc sống. Cách sống như vậy không khiến con cái cảm thông biết ơn mà thấy khó chịu và nghĩ mẹ quá hà tiện, đó không phải tính cách đáng ngợi khen nhé các bà mẹ. Việc chứng kiến mẹ mình sống khổ sở, chắt chiu mọi thứ, khiến trẻ trở nên tự ti, không thể ngẩng cao đầu tự tin trước các bạn cùng lớp. Trong tâm trí của trẻ, chúng luôn thấy mình thật kém cỏi. Hơn nữa đôi khi lớn lên chúng cảm thấy mắc lỗi với cha mẹ, cảm thấy mang nợ.
Người mẹ lười nhác
Khi bạn muốn con mình học hỏi cham chỉ thì chính bản thân bạn phải trở nên chăm chỉ. Nhưng nhiều bà mẹ lại rất lười biếng, mong muốn con đọc sách muốn con thích tiếng Anh, muốn con thế này thế kia... nhưng bản thân mẹ thì lại lười học hỏi. Do đó cha mẹ cần làm gương cho con. Trẻ bắt chước từ cha mẹ và người thân xung quanh. Do đó bạn muốn con như thế nào thì bản thân bạn phải cố gắng trở thành như thế. Một bà mẹ tối ngày lướt điện thoại, khiến những đứa trẻ nghĩ chiếc di động chứa đầy những thứ hay ho, hấp dẫn thì làm sao chúng tập trung học tập được. Trong khi một bà mẹ tích cực chăm chỉ, già vẫn học hỏi thì con cái sẽ hiểu rằng học là việc cả đời, học không bao giờ thừa.
Người mẹ thích "hạ nhục" con cái
Một số người mẹ rất thích áp dụng kiểu dạy con chỉ trích, hạ nhục con cái để trẻ rút ra bài học và không tái phạm, dọa dẫm con. Một số người không kiểm soát được hành vi của mình nên hay la mắng, cáu gắt dùng lời lẽ xúc phạm con. Nhiều khi cha mẹ hay mắng con kiểu "sao con ngốc thế", "con thật vô dụng"… Những lời đó với cha mẹ đôi khi không là gì nhưng với con cái là ghim vào trong lòng, khiến trẻ trở nên thu mình, tự ti, lòng tự trọng thấp. Bởi thê học cách tôn trọng con và nên nhớ kể cả với con cái không phải nói gì cũng được thích gì thì nói, đừng nghĩ trẻ con biết gì, con mình thì mình nói gì cũng được. Không phải như vậy bạn nhé. Mỗi đứa trẻ cần được tôn trọng từ bé, chúng sẽ biết tôn trọng lại người khác và học cách tự trọng.