6 điều cần biết khi ăn quả vải mùa hè, đừng bỏ qua số 3

09:18, Thứ tư 30/06/2021

( PHUNUTODAY ) - Vải là trái cây quen thuộc trong mùa hè và được rất nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, khi ăn vải hãy chú ý tránh những điều sau đây:

Khi ăn vải nên ăn cả lớp màng trắng bọc ngoài cùi vải

Nhiều chuyên gia chô rằng: Khi ăn vải nên ăn cả lớp màng trắng bọc ngoài cùi vải. Ngoài ra bạn có thể ăn thêm phần trắng trên đầu hạt vải để hạn chế nhiệt, sinh hỏa, giảm được cảm giác nóng trong người khi ăn. Lớp vỏ này vị hơi chát, tuy nhiên ăn đến phần cùi vải lại thấy ngon, ngọt hơn.

Ngâm nước muối trước khi ăn vải

Theo GS Đỗ Tất Lợi, một số người ăn quả vải bị ngộ độc với những triệu chứng người nôn nao, nổi mề đay, đau bụng dữ dội, nôn mửa, tiêu chảy, khó thở, huyết áp hạ... do một loại nấm độc Candida tropicalis thường thấy ở núm những quả vải chín quá, dập nát, ủng thối. Hàm lượng đường, pH, axit trong quả vải là môi trường cần thiết cho nấm phát triển. Do đó, trước khi ăn vải nên ngâm qua nước muối để tránh ngộ độc.

freshorganiclycheefruitbasket34435771_2020062817339

Không ăn khi đói

Ăn vải tươi khi đói sẽ khiến trong cơ thể đột ngột bị ngấm quá nhiều đường có thể gây viêm nhiệt hoặc say với các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, chân tay bủn rủn. Cách tốt nhất nên ăn vải sau bữa cơm, lúc này trong cơ thể đã tích trữ đủ lượng nước muối qua thức ăn nên ăn cũng không lo bị nóng.

Theo kinh nghiệm thì vải là loại quả ngọt, ăn vào giúp cho dung nhan đẹp hơn. Tuy nhiên, không nên vì thế mà chị em ăn vải một cách thoải mái, "vô tội vạ" bởi quả vải có hàm lượng đường rất cao, không tốt cho những người mắc bệnh tiểu đường cũng như chứng thừa cân.

Không ăn khi muốn giảm cân

Theo kinh nghiệm thì vải là loại quả ngọt, ăn vào giúp cho dung nhan đẹp hơn. Tuy nhiên, không nên vì thế mà chị em ăn vải một cách thoải mái, "vô tội vạ" bởi quả vải có hàm lượng đường rất cao, không tốt cho những người mắc bệnh tiểu đường cũng như chứng thừa cân.

 Người bị tiểu đường

Người mắc bệnh đái tháo đường: Vải tươi chứa hàm lượng đường cao, vì vậy khi ăn nhiều sẽ gây cảm giác no, đầy và khi đó không thể ăn được các loại tinh bột, gây hạ đường huyết. Khi đó, gan sẽ không thể chuyển hóa hết được frucotose, lúc đó lượng đường trong máu sẽ tăng cao bất thường.

Nên ăn vải kèm hạt sen, đậu xanh

Theo lương y Bùi Hồng Minh, trong Đông y, hạt sen có vị ngọt, tính bình có tác dụng bổ tỳ dưỡng tâm, sáp trường, cổ tinh. Còn đậu xanh cũng có công dụng giải nhiệt siêu tuyệt vời.

Đông y công nhận, đậu xanh vị ngọt tính mát, vào tâm, vị, tính hàn, không độc, bổ nguyên khí, thanh nhiệt mát gan, giải được trăm thứ độc, có thể làm sạch mát nước tiểu, chữa lở loét, làm sáng mắt, nhuận họng, hạ huyết áp, mát buồng mật, bổ dạ dày, hết đi tả, thích hợp với các bệnh nhân say nắng, miệng khát, người nóng, thấp nhiệt, ung nhọt, viêm tuyến má, đậu mùa, nhìn mọi vật không rõ.
Do đó, khi nấu chè hạt sen, đậu xanh, bổ sung thêm những trái vải ngọt lịm, bạn sẽ có món chè vừa thơm ngon vừa không lo bị nóng. Đây là sự kết hợp thông minh cho những người vừa muốn ăn chè vải vừa không lo bị nóng. Thậm chí, đây còn là món chè dưỡng nhan mà chị em phụ nữ không nên bỏ qua, vừa không sợ nóng lại giúp da dẻ căng hồng hơn.

chia sẻ bài viết
Theo:  khoevadep.com.vn copy link
Tác giả: Mộc