Không nên dấu dốt, che dấu khuyết điểm
Ngay từ nhỏ, cha mẹ nên dạy con thành thật với bản thân, với người khác và không che dấu khuyết điểm khi mình mắc lỗi. Bởi có những lúc trẻ cần biết cảm giác xấu hổ là như thế nào để có thể trở thành một người tự tin, bản lĩnh, dám làm dám chịu khi trưởng thành.
Với những gì chưa biết, trẻ phải biết cách để hỏi những người xung quanh để nhận được sự giúp đỡ, chỉ dạy. Chứ phông phải thụ động chờ một người nào đó dang tay ra cứu lấy trẻ. Có như vậy mới rèn được cho trẻ thói quen luôn suy nghĩ, tự lập.
Trong cuộc sống sẽ có lúc con thất vọng
Cuộc sống không phải lúc nào cũng toàn màu hồng, trải thảm đỏ khi trẻ bước ra ngoài xã hội. Cha mẹ hãy dạy cho trẻ biết rằng, sẽ có một lúc nào đó, con gặp phải một không tốt, không dáng tin cậy hay gặp không may trong công việc học tập. Nhưng điều quan trọng phải dạy trẻ đó chính là phải biết chập nhận tất cả những mặt trái đó và vượt qua nó. Chính điều đó mới khẳng định được trẻ là ai và có chỗ đứng khi ra ngoài tự lập.
Biết nói cảm ơn và xin lỗi
“Cảm ơn”, “Xin lỗi” hai từ dường như rất đơn giản để cất ra thành lời nhưng trong thực tế nấu trẻ không được dạy vế 2 điều này cẩn thận thì sẽ chẳng bao giờ trẻ biết nên dùng nó khi nào.
Cha mẹ nhất thiết phải dạy con biết “cám ơn” khi một ai đó giúp đỡ mình, thể hiện sự quan tâm, lòng tốt của họ với mình. Và “xin lỗi” - không có nghĩa là con có lỗi. Nó có nghĩa là con tôn trọng mỗi quan hệ của con với người đó.
Dạy trẻ từ những thói quen nhỏ này sẽ giúp trẻ biết tôn kính những người lớn tuổi hơn. Bên cạnh đó, nó cũng giúp trẻ biết suy nghĩ trước sau với từng vấn đề, tình huống bé gặp phải trong cuộc sống.
Luôn sống cho hiện tại
Cuộc sống là phải luôn hướng về phái trước chứ không phải là nhìn về quá khứ. Hãy dạy con biết cách quan tâm tới người khác ngay từ những hành động nhỏ nhất chứ đừng đợi đến khi người ta ốm mới đến thăm. Và hãy dạy cho con biết các tha thứ cho những lối lầm người khác mắc phải mà không cần đến lời xin lỗi.
Chính những điều tưởng chừng như nhỏ nhặt đó, sẽ nuôi dưỡng tâm hồn trẻ, giúp trẻ trở thành một người lạc quan, hướng thiện và luôn đón chờ, tận hưởng cuộc sống đang diễn ra.
Sự tin tưởng
Tin tưởng vào người khác là một tính cách tốt. Bởi khi không thể tin tưởng người khác, con trẻ sẽ luôn có một nỗi bất an trong lòng khi không biết người ấy có làm gì sai trái với mình. Hãy dạy con rằng: “Chỉ khi con tin tưởng vào người khác, thì họ mới tin tưởng con, trung thực với con.”
Luôn là chính mình
Có thể bé thích làm họa sĩ hơn là doanh nhân, bé thích làm vận động viên hơn nhân viên ngân hàng...đó là những sở thích rất đỗi trong sáng của trẻ. Cha mẹ không nên gượng ép trẻ làm theo những ý muốn của mình mà bắt bé từ bỏ ước mơ của trẻ. Bởi như vậy chỉ khiến bé trở thành một cái máy thực hiện những điều mà cha mẹ mong muốn.
Cha mẹ nên là người động viên bé hướng đến ước mơ của mình, bởi chính những năng khiếu đó của bé mới khiến bé thành công và trở nên đặc biệt với người khác.