7 thực phẩm nên ăn và 2 thứ nên tránh khi cho trẻ đi tiêm vắc xin Covid-19

( PHUNUTODAY ) - Để đảm bảo sức khỏe cho con trước và sau khi tiêm vắc xin, cha mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng.

Theo thông tin trên VnExpress, hiện nay chưa có nghiên cứu nào chứng minh được sự tác động trực tiếp của các yếu tố dinh dưỡng lên hiệu quả của vắc xin ngừa Covid-19. Tuy nhiên, việc ăn uống lành mạnh là điều luôn cần thiết, đặc biệt là khi cơ thể cần sự hỗ trợ và tối ưu hóa hoạt động của miễn dịch, củng cố tăng cường sức đề kháng của cơ thể giúp chống lại sự xâm nhập của mầm bệnh. Phụ huynh nên chú ý tới 

Phụ huynh nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng toàn diện của trẻ. Nhìn chung, trẻ suy dinh dưỡng vẫn sẽ tạo đáp ứng miễn dịch đủ sau tiêm vắc xin. Tuy nhiên mức độ và thời gian hiệu lực của vắc xin tạo ra có thể sẽ không đạt mức lý tưởng.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Những thực phẩm nên ăn

Khẩu phần ăn hàng ngày của các con nên cân đối giữa nguồn đạm động vật (thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua...) và đạm thực vật (đậu đỗ...). Chế độ ăn uống phải đảm bảo đủ nhu cầu về năng lượng và các chất dinh dưỡng như năng lượng từ tinh bột chỉ nên chiếm 55-65% tổng năng lượng của khẩu phần ăn, chất béo chiếm 20-25% và chất đạm chiếm từ 15-20%.

Gợi ý một số thực phẩm phụ huynh có thể bổ sung cho con khi tiêm phòng:

- Nước: Sau khi tiêm, con có thể bị sốt và dẫn tới mất nước. Do đó, việc bổ sung nước là điều cần thiết. Nên uống nước từ từ và chia nhỏ lượng uống. Ngoài nước lọc, con có thể uống nước hoa quả như nước cam, chanh để cung cấp thêm vitamin C, A,

- Gà: Thịt gà có đặc tính chống viêm, giàu protein. Phụ huynh có thể cho con ăn từ 2-3 lần trong một tuần sau khi tiêm phòng.

- Trứng: Trứng cung cấp nhiều protein, các axit amin thiết yếu giúp tăng cường hệ miễn dịch.

- Cá: Cá cũng có đặc tính chống viêm và giàu chất béo omega-3 giúp tăng cường hệ miễn dịch.

- Rau xanh: Bữa ăn của trẻ không thể thiếu rau xanh. Rau xanh cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất, các hợp chất phenolic. Các loại rau như cải xoăn, bông cải xanh có thể giúp chống lại kích ứng.

- Nghệ: Chứa tinh chất curcumin rất tốt cho sức khỏe. Đây là một thực phẩm có khả năng chống căng thẳng.

- Tỏi: Tỏi có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch. Ngoài ra, tỏi còn chứa probiotics, giúp nuôi dưỡng các lợi khuẩn trong đường ruột.

Những thực phẩm cần tránh

Để vắc xin Covid-19 phát huy hiệu quả tốt nhất và giảm thiểu các phản ứng phụ cho con sau tiêm, phụ huynh nên chú ý một số điểm sau:

- Không để con sử dụng thực phẩm chứa caffeine (trà, cà phê, nước tăng lực...) trước khi tiêm. Caffeine sẽ làm tăng tần số tim, tăng huyết áp và rối loạn nhịp tim nếu sử dụng quá nhiều. Nó có thể ảnh hưởng đến kết quả khám sàng lọc, chỉ định tiêm chủng.

- Không ăn nhiều chất béo bão hòa: Các thực phẩm như thức ăn nhanh, đồ chiên, nướng chứa nhiều chất béo bão hòa có khả năng làm tăng phản ứng viêm trong cơ thể, không hề có lợi cho sức khỏe.

Ngoài ra, khi cho con đi tiêm, phụ huynh cần chú ý không được để con đói bụng. Nhịn đói trước khi tiêm có thể khiến con bị chóng mặt, ngất xỉu, đặc biệt là đối với những người sợ kim tiêm.

Sau khi tiêm, cần theo dõi sức khỏe theo đúng chỉ dẫn của nhân viên y tế. Không chà xát vào vị trí tiêm. Hạn chế vận động mạch sau tiêm.

Để chuẩn bị tâm lý cho trẻ, phụ huynh nên trò chuyện, giải thích để con hiểu về lợi ích của việc tiêm ngừa Covid-19 và những triệu chứng cần theo dõi sau tiêm.

o trẻ.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link