Tác hại của việc thiếu ngủ
Giấc ngủ có vai trò đặc biệt quan trọng với sức khỏe con người. Nếu thiếu ngủ, bạn sẽ mệt mỏi, uể oải, không thể tập trung làm bất cứ việc gì.
Thiếu ngủ kéo dài cũng là nguyên nhân gây nên nhiều vấn đề sức khỏe như căng thẳng, trầm cảm, tăng huyết áp.
Bên cạnh thời gian ngủ, chất lượng giấc ngủ cũng có vai trò quan trọng không kém. Có một thời điểm lý tưởng để bạn đi ngủ và thức dậy cho chất lượng giấc ngủ và sức khỏe tốt nhất. Hãy cùng khám phá nhé!
Đồng hồ sinh học và nhịp sinh học
Cơ thể chúng ta có một đồng hồ sinh học tự nhiên mỗi ngày và nhịp sinh học đồng bộ với sự tiếp xúc của ta và ánh sáng.
Vào buổi sáng, khi bạn tỉnh giấc, cơ thể tiếp xúc ánh sáng ban ngày, bộ não truyền thông tin đến tất cả các bộ phận trong cơ thể, làm tăng thân nhiệt, kích thích trao đổi chất.
Vào buổi đêm, lượng melatonin tăng cao thúc đẩy và hỗ trợ giấc ngủ.
Thời điểm tốt nhất để đi ngủ
Nếu muốn đồng bộ cơ thể với nhịp sinh học, thời gian ngủ tốt nhất sẽ là 10 giờ tối đến 6 giờ sáng.
Theo một số chuyên gia, đi ngủ trong khoảng thời gian từ 8 giờ đến 12 giờ sẽ giúp bạn ngủ đủ thời gian để cơ thể hồi phục và có được giấc ngủ ngon.
Nhu cầu ngủ mạnh nhất của cơ thể là khoảng từ 2 giờ đến 4 giờ sáng, trong thời gian này bạn cần trong trạng thái ngủ sâu. Nếu thời điểm này bạn không ngủ ngon thì có thể thấy buồn ngủ lúc 1-3 giờ chiều.
Một số mẹo đơn giản để ngủ ngon và thức dậy tỉnh táo
- Xác định số giờ bạn cần ngủ tùy theo độ tuổi
- Tập thể dục sau khi thức dậy để cảm thấy tràn đầy năng lượng
- Lên thời gian đi ngủ theo số giờ bạn cần ngủ và thời gian cần thức dậy. Ví dụ bạn phải thức dậy lúc 6 giờ sáng thì nên đi ngủ lúc 10 giờ đêm.
Không thức khuya quá 12 giờ đêm
Thức khuya có thể dẫn tới các vấn đề về tâm lý. Dậy muộn cũng gây ra những vấn đề như trầm cảm, trầm cảm theo mùa (SAD).
Hai nghiên cứu thực hiện trên các sinh viên và nhân viên Nhật Bản thường xuyên thức khuya cho thấy họ hay chú ý vào những mặt tiêu cực trong cuộc sống và cảm thấy chán nản, mệt mỏi hơn.
Lợi ích của việc dậy sớm
Dậy sớm giúp bạn năng động hơn và có cảm giác kiểm soát được mọi việc. Dậy sớm cũng khiến bạn tích cực hơn trong cuộc sống.
Nghiên cứu cho thấy những người hay thức khuya thường ít hoạt động, ngồi nhiều hơn, còn người dậy sớm thường hoạt động nhiều hơn.