Hiện nay, đột quỵ đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa. Đã có rất nhiều người trẻ qua đời vì đột quỵ hoặc chịu những di chứng như nằm liệt giường, liệt nửa người, hay giảm chức năng vận động...
Bên cạnh ung thư, đột quỵ đang trở thành nỗi lo lắng và ám ảnh nhiều người. Chì tiếc rằng, khi có dấu hiệu thì mọi người cứ nghĩ nó chỉ là bệnh bình thường nên không để ý.
Mới đây, báo chí có đưa tin về một trường hợp còn rất trẻ, mới có 35 tuổi, cơ thể đã có dấu hiệu cảnh báo mà vẫn chủ quan ngó lơ, tới khi đột quỵ xảy ra thật thì có hối cũng đã muộn.
Nam thanh niên 35 tuổi qua đời vì nhồi máu cơ tim
Nam thanh niên năm nay 35 tuổi, người Trung Quốc, vô cùng khỏe mạnh. Tuy nhiên, khi tới bệnh viện thì tình hình của người này đã rất xấu, không còn cơ hội phẫu thuật hay tiêu huyết khối nữa.
Điều tra tiền sử của bệnh nhân, các bác sĩ phát hiện bệnh nhân bị đau lưng suốt mười mấy ngày nay. Cơn đau kéo dài chừng vài phút rồi lại đỡ, vai bị tê cứng nhưng không đi viện mà chỉ tìm miếng cao dán để dán. Ban đầu thỉnh thoảng nó mới xuất hiện nhưng dần dần cơn đau dày đặc hơn.
Lo lắng chồng có thể bị bệnh tim, vợ anh mới thuyết phục chồng đi khám. Tuy nhiên, người này lại nói rằng mình còn trẻ, ăn uống khỏe như vậy làm sao mà có thể bị bệnh tim được nên chẳng đi khám bệnh.
Cho đến tối hôm đó, trước khi ăn tối người này bỗng nhiên bị đau lưng, cơn đau dữ dội hơn những lần trước rất nhiều. Đồng thời, anh còn bị vã mồ hôi lạnh, tức ngực, ngạt thở. Sau đó, anh đột nhiên bị liệt tại chỗ.
Gia đình vội vã gọi cấp cứu ngay. Tuy nhiên, khi đến viện, bác sĩ không thể đo được huyết áp. Mặc dù bệnh viện truyền thuốc huyết áp và tiến hành hồi sức tim phổi nhưng không thể cứu được, người chồng trẻ cứ thế mà ‘đi’.
Qua trường hợp trên, các bác sĩ cảnh báo rằng nhồi máu cơ tim cực kỳ nguy hiểm. Mặc dù trước khi tới, căn bệnh này có những triệu chứng cảnh báo nhưng ít người quan tâm, nhất là những người trẻ thường nghĩ đó là bệnh người già nên qua đời đột ngột một cách vô cùng đáng tiếc.
Dù bạn ở bất kì độ tuổi nào, hãy nhớ kĩ những dấu hiệu điển hình của cơn đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim sẽ kéo đến trong vài phút ngắn, bao gồm:
+ Tiền sử gia đình
Những người hút thuốc lá, nghiện rượu lâu năm, ngồi một chỗ, ít vận động, béo phì, chế độ ăn uống không khoa học, thường xuyên phải thức khuya thì có nguy cơ bị bệnh tim cao, cũng làm tăng nguy cơ bị nhồi máu cơ tim.
Những người mà trong gia đình có người thân bị nhồi máu cơ tim trước 55 tuổi thì nguy cơ cũng cao hơn hẳn. Những người này cần kiểm tra huyết áp, đường huyết, lipid máu thường xuyên.
+ Có '3 cao’ nhưng không kiểm soát
‘3 cao’ này gồm: cao huyết áp, đường huyết cao, mỡ máu cao. Những người có yếu tố này cần được điều trị càng sớm càng tốt. Nếu không chúng sẽ đẩy nhanh sự gia tăng chất thải trong mạch máu, lâu dần dẫn tới hẹp tim mạch và gây bệnh mạch vành.
Có thể nói, ‘3 cao’ chính là ‘hồi chuông’ cảnh báo nguy cơ nhồi máu cơ tim sớm nhất, tuyệt đối không được chủ quan.
+ Xuất hiện các cơn đau thắt ngực
Đây là triệu chứng điển hình nhất của nhồi máu cơ tim. Mỗi cơn đau có thể là hồi chuông báo động cuối cùng cho bệnh nhân nhưng vẫn rất nhiều người bỏ qua. Bởi, nhiều người khi xuất hiện triệu chứng này cứ nghĩ mình còn trẻ, còn khỏe nên không sao. Vì vậy bỏ lỡ thời điểm tốt để điều trị.
12 dấu hiệu bất ngờ của nhồi máu cơ tim, thấy sớm đến viện sớm mà tự cứu chính mình
Ngoài những ‘âm thanh báo động’ như trên thì nhồi máu cơ tim khi ‘ghé thăm’ còn có những dấu hiệu như:
+ Bị điếc hai tai
+ Đau quanh rốn
+ Đau lòng bàn chân
+ Không thể mở mắt
+ Đau nhức chân trái
+ Ngực có cảm giác vướng víu
+ Đau răng
+ Chóng mặt
+ Bị yếu chi bên trái, cố gắng cũng không đi được
+ Bỗng nhiên cảm thấy mệt mỏi rã rời, không muốn làm gì
+ Xuất hiện các cơn đau đầu với mức độ ngày một nghiêm trọng.