Ăn một quả cà tốn 3 thang thuốc vì 3 cách dùng này, hầu hết người Việt đều mắc nên cà thành độc dược

( PHUNUTODAY ) - Cà pháo là món ăn quen thuộc của nhiều người Việt nhưng cách sử dụng này đã khiến chúng thành chất độc

Cà pháo là một món ăn điển hình của người Việt đến nỗi đã in hằn trong tâm trí nhiều người về món canh cua rau muống luộc kèm cà muối. Thế nhưng món ngon này không chế biến đúng thì lại thành độc, ăn sướng miệng xong lại lo bị bệnh. Thế nên người xưa nói một quả cà bằng 3 tháng thuốc. 

Cà nếu ngâm rửa kỹ rồi nấu chín thì không độc. Nhưng người Việt lại thường chế biến chúng theo 3 cách sau, mà cả 3 cách này có nguy cơ gây độc rất cao:

ca-phao

Muối xổi cà: Khi cà mang đi muối chua thì khi đủ độ chua sẽ có những biển đổi nhưng khi muối xổi thì trong cà vẫn còn chất solanine gây độc cho cơ thể. Đây là chất độc tự nhiên có trong cà mà khi chế biến cần phải ngâm và nấu chín kỹ hoặc muối chua. Ăn cà xổi khi vẫn còn vị cay và hăng nồng còn khiến hàm lượng nitrat bị chuyển hóa thành nitrit do vi sinh vật có trong nước dưa cà muối tác động, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.

Ăn quá nhiều quá thường xuyên: Cà muối thường mặn nên việc ăn thường xuyên, ăn nhiều có nguy cơ làm thừa muối nạp vào cơ thể, gây hại, tăng nguy cơ suy thận, tim mạch. Ăn mặn lâu ngày cũng gây nên ung thư. 

ca-muoi-xoi

Cà muối xổi, cà sống chấm mắm tôm là món ăn khoái khẩu của nhiều người nhưng rất độc

Ăn cà muối trong thùng sơn, đồ nhựa tái chế:

Thói quen tiết kiệm tận dụng của người Việt đôi khi lại không có lợi nhất là dùng nhiều đồ tái chế lại cho thực phẩm. Các thùng sơn, thùng nhựa đựng các hóa chất công nghiệp sau khi ngâm rửa nhiều lần tưởng sạch nhưng chúng vẫn có nguy cơ lưu lại các chất phụ gia, chất tạo màu, dung môi... từ sơn. Hơn nữa các thùng đựng này sản xuất không phải cho mục đích thực phẩm nên tiêu chuẩn sẽ không dành cho ăn uống, vì vậy nguy cơ bị thôi nhiễm phụ gia nhựa vào thực phẩm cao hơn nên nguy hại hơn. Do vậy khi đựng dưa cà muối trong thùng sơn, thùng nhựa không đạt chuẩn rất nguy hiểm cho sức khỏe. Chúng có thể dẫn tới nguy cơ béo phì, ung thư...

Làm sao ăn cả có lợi?

Cà pháo theo Đông y có vị ngọt, tính hàn, có tác dụng tán huyết, tiêu viêm, nhuận tràng. Y học hiện đại phân tích thành phần cho thấy cà pháo cà pháo cung cấp 1,5g protein (có đủ các acid amin cần thiết cho cơ thể), 12mg canxi, 0,7mg sắt, 18mg magiê, 16mg phospho, 22,1mg kali, 0,3mg kẽm.

Tuy nhiên cà có chứa chất độc tự nhiên solanin. Chất này có thể gây ngộ độc với liều lượng từ 2 - 5mg/kg thể trọng và nếu dùng liều lượng từ 3 - 6mg/kg thể trọng có thể nguy hiểm đến tính mạng. Chất này cũng có trong khoai tây nẩy mầm. 

ca-muoi-chua

Nên ăn cà nấu chín và cà muối đủ chua

Do đó để đảm bảo tránh ăn cà độc hại thì nên:

- Ngâm rửa cà cho tiết nước đen xong rồi mới muối cà. 

- Khi nấu chín thì cần nấu cà chín kỹ, và nên luộc cà trước khi chế biến

- Khi muối chua phải để cà lên men đủ chua mới ăn, không ăn cà muối xổi, cà muối chưa chua, không nên ăn cà muối để quá lâu.

- Nên mua cà đúng mùa tránh mua trái vụ

- Tuyệt đối không ăn cà sống, cà muối quá nhiều

- Khi cà muối có váng không nên ăn

- Không nên đựng cà muối trong thùng nhựa tái chế, nhựa mỏng không đảm bảo, 

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn