Thịt bò quen thuộc trong bữa cơm gia đình. |
Thịt bò quen thuộc trong bữa cơm gia đình, còn thịt trâu hiện nay xuất hiện trong các nhà hàng và được coi như đặc sản. Vậy hai loại thịt này khác nhau ra sao?
Về điều này, trả lời Zing.vn, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, cán bộ Viện Công nghệ Sinh học - Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội cho hay, thịt trâu và thịt bò tương đồng về giá trị dinh dưỡng. Thực chất hai loại thịt đều có giá trị như nhau. Hiện nhiều nơi, giá hai loại thịt đang được bán với giá không chênh lệch.
Sở dĩ thịt trước đây phổ biến hơn và được nhầm tưởng là ngon hơn bởi trâu là con vật có giá trị lao động trong nông nghiệp, thường chỉ được làm thịt khi già. Do đó, thịt trâu thường ăn có độ giai, khó ăn hơn. Tuy nhiên, hiện nay, trâu được nuôi thịt và là món đặc sản không thua kém thịt bò.
Thạc sĩ, lương y Vũ Quốc Trung cũng cho rằng thịt trâu có giá trị dinh dưỡng gần giống thịt bò. Thịt trâu có vị ngọt, tính hơi hàn không độc, có tác dụng bổ khí huyết, mạnh gân cốt và có thể chữa được chứng phong thấp sưng tê, đau lưng, phù chân.
Còn thịt bò có vị ngọt, tính ấm, có tác dụng bổ tỳ vị, ích khí huyết, mạnh gân cốt. Thịt bò trị được chứng hư lao gầy mòn, cơ thể suy yếu, lưng, đùi.
Bên cạnh đó, theo tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Trọng Hưng – Viện Dinh dưỡng Quốc gia, giá trị dinh dưỡng của thịt trâu, sữa trâu không thua kém gì sản phẩm từ bò. Thịt trâu cũng không gây bệnh phong cho người ăn như nhiều người lầm tưởng. Tuy nhiên, do sở thích nhiều người thích ăn thịt bò hơn nên giá loại thịt này cao hơn. Từ đó, trên thị trường xuất hiện việc thịt trâu giả thành thịt bò để thu lợi nhuận.
Người tiêu dùng cần tỉnh táo phân biệt để lựa chọn loại thịt đúng ý muốn. Thịt bò thường có màu đỏ, thớ thịt mịn và dai, mỡ màu vàng và hơi có mùi đặc trưng. Còn thịt trâu màu sậm hơn, thớ thịt to, mỡ trắng, và không có mùi rõ rệt.
Đều không nên ăn nhiều
Theo PGS Nguyễn Duy Thịnh, dù là thịt trâu hay thịt bò đều không nên ăn nhiều bởi hai loại thịt này chứa rất nhiều đạm và đặc biệt là sắt. Các khuyến cáo trên thế giới cũng cho rằng cần hạn chế lượng thịt đỏ trong thực đơn hàng ngày. Chúng không tốt đối với một số bệnh rối loạn về chuyển hóa hay còn gọi là hội chứng chuyển hóa trong đó bao gồm đái tháo đường, thừa cân béo phì, rối loạn mỡ máu, gout.
Theo PGS Thịnh, một người bình thường không nên ăn quá 300-500 g thịt đỏ (trâu, bò, lợn, dê…) mỗi tuần. Tốt nhất chỉ ăn 2 lần/tuần (khẩu phần 100-150 g/lần ăn, tùy cân nặng và mức độ béo để tăng giảm phù hợp. Về cách nấu, nên hạn chế các món rán, nướng, tránh dầu mỡ, tốt nhất là luộc thịt, hầm, nộm.
Chuyên gia này cũng khuyến cáo về việc các gian thương đã bơm nước bẩn, bơm thuốc an thần vào trâu, bò để tăng trọng lượng nhằm thu lợi bất chính gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
“Việc bơm nước vào trâu, bò sẽ tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển làm mất an toàn vệ sinh thực phẩm. Hàm lượng dinh dưỡng của thịt cũng thay đổi do bị phá vỡ tổ chức cấu trúc cơ thịt khiến thịt vừa không ngon vừa mất dinh dưỡng.
Nguy hại hơn nếu dùng nguồn nước bẩn (nước ao, hồ, giếng khoan) thì nguy cơ thịt bị nhiễm khuẩn tiêu chảy Ecoli, các chất kim loại nặng càng lớn. Với thói quen ăn thịt bò tái của người dân, nguy cơ nhiễm giun sán, khuẩn tiêu chảy là rất lớn”, PGS Thịnh khuyến cáo.
Về cách nhận biết thịt trâu, thịt bò bơm nước, PGS Nguyễn Duy Thịnh cho rằng, thịt trâu bò không bị bơm nước ngoài màu đỏ tươi, khi dùng tay nhấn vào miếng thịt sẽ có sự đàn hồi, khác hoàn toàn với thịt bị bơm nước. Tuy nhiên, cách nhận biết này chỉ mang tính tương đối.
"Thuốc độc" ẩn trên mâm cơm mỗi nhà, ai không biết chết không hay (Sức khỏe) - (Phunutoday) - Bạn hãy lưu ý khi chế biến món ăn để không gây hại cho sức khỏe và rước bệnh vào nhà! |