Cụ bà Tiểu Giang, sống ở Sơn Đông (Trung Quốc), vẫn khỏe mạnh, có ít nếp nhăn dù đã 104 tuổi.Bà thường dùng giấm khi ăn bánh bao, trộn món nguội, xào món nóng và nấu mì. Bà cũng cho thêm một ít giấm vào nước đun sôi để uống buổi sáng và buổi tối.
Trên thế giới có nhiều khu vực trường thọ. Các chuyên gia đã tiến hành điều tra và nhận thấy người dân đều ăn ít muối và nhiều giấm. Khoáng chất kali trong giấm có thể ngăn ngừa và điều trị huyết áp cao, xơ cứng động mạch, bệnh tim, đột quỵ và các bệnh khác, tăng cường chức năng giải độc của gan.
Bác sĩ tốt nhất là chính bạn, bệnh viện tốt nhất là nhà bếp, thuốc tốt nhất là chế độ ăn uống.
Bạn có thể tìm thấy giấm trong các món ăn của nhiều nước được sử dụng như một loại gia vị hoặc bảo quản các thực phẩm khác.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng cho biết thì giấm làm từ nguồn đường có trong táo hoặc lúa mạch được lên men và biến thành rượu. Sau đó, chất lỏng được lên men một lần nữa, chuyển cồn thành axit. Kết quả, giấm có vị chua đôi khi ngọt, tăng hương vị cho món ăn.
Theo Webmd, trong giấm có chứa kali, magie, canxi, phốt pho. Một số loại giấm là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa. Giấm càng sẫm màu thì càng có nhiều chất chống oxy hóa.
Loại giấm đậm hơn thường kém tinh khiết hơn loại nhạt màu, với các hợp chất có lợi cho sức khỏe ảnh hưởng đến mùi vị và màu sắc. Những chất chống oxy hóa này có thể làm giảm dấu hiệu lão hóa, cũng như nguy cơ phát triển một số loại ung thư.
Tác dụng của giấm ăn với sức khỏe
Giảm mức cholesterol: Theo các nhà nghiên cứu ban đầu ghi nhận ăn một lượng nhỏ giấm mỗi ngày làm giảm đáng kể chất béo và cholesterol xấu. Mức cholesterol thấp hơn làm giảm nguy cơ xơ vữa động mạch và các dạng bệnh tim khác.
Kiểm soát lượng đường trong máu: Khi bạn thường xuyên sử dụng giấm ở mức độ vừa phải sẽ có thể ảnh hưởng đến mức insulin. Thường xuyên cho giấm vào trong các món ăn kiểm soát đường huyết hiệu quả hơn. Các nghiên cứu đã chỉ ra giấm giảm lượng đường trong máu bị tăng đột biến sau các bữa ăn giàu carbohydrate.
Ức chế cảm giác thèm ăn: Các nhà khoa học đã tiến hành nhiều thử nghiệm sơ bộ cho thấy chế độ ăn có nhiều giấm giảm cảm giác thèm ăn. Do đó, giấm có thể giúp mọi người giảm cân an toàn.
Hạ đường huyết: Một số trường hợp uống giấm có thể dẫn đến lượng đường trong máu quá thấp, gây ra các triệu chứng như lo lắng và chóng mặt. Những người bị bệnh tiểu đường nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng giấm để kiểm soát insulin.
Tuy nhiên, bạn không nên quá lạm dụng giấm bởi ăn nhiều thành phần axit của giấm có thể gây nên bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Đồng thời, giấm cũng gây hại men răng nên hãy sử dụng có liều lượng.