Bà mẹ Do Thái có 3 con là tỷ phú hé lộ phương pháp dạy con đặc biệt, gói gọn trong 3 việc

( PHUNUTODAY ) - Quan điểm dạy dỗ con của người Do Thái mang những nét khá đặc biệt. Không cần "đao to búa lớn", người mẹ Do Thái vẫn có thể rèn luyện con thành người tài.

Sara Imas được nhiều người biết đến với tư cách là tác giả của cuốn sách nói về cách nuôi dạy con của người người Do Thái "Vô cùng tàn nhẫn, vô cùng yêu thương".

Sara Imas sinh năm 1950 có bố là người Do Thái, mẹ là người Trung Hoa. Những năm 30 của thế kỷ trước, bố của bà Sara đã định cư trong cộng đồng người Do Thái ở Thượng Hải, Trung Quốc. Năm Sare 12 tuổi, bố bà qua đời. Bà bắt đầu bươn chải một mình để trang trải cuộc sống. Sau này, bà sinh được 3 người con (2 trai, 1 gái) nhưng cuối cùng lại trở thành mẹ đơn thân.

Bà Sara Imas.

Bà Sara Imas.

Những năm 1990, bà Sara Imas đưa 3 con về Israel. Hoàn cảnh sống thay đổi, bà Sara buộc phải thay đổi cách giáo dục con cái.

Khi còn ở Trung Quốc, bà từng là người mẹ yêu thương con hết lòng, sẵn sàng chăm sóc, làm hết mọi việc vì con. Khi về Israel, những đứa con của bà Sara phải học cách tự lực cánh sinh.

Ba người con của bà 2 con trai trở thành tỷ phú ngành công nghiệp kim cương, con gái duy nhất cũng được nhận vào một trường học đẳng cấp quốc tế và trở thành nhà ngoại giao xuất sắc.

Trong cuốn sách "Vô cùng tàn nhẫn, vô cùng yêu thương", bà Sara Imas cho biết, thành công của các con xuất phát từ 3 quan niệm giáo dục trân quý mà bà học được từ những bà mẹ Israel: Khả năng sinh tồn, nghị lực, và khả năng giải quyết vấn đề.

sara-imas-02

Dạy con khả năng sinh tồn

Các bậc cha mẹ Do Thái sẽ liệt kê một danh sách các công việc lặt vặt trong gia đình và quy định mức thù lao cho từng việc. Những đứa trẻ khi hoàn thành công việc sẽ được trả thù lao tương xứng và chúng được tự do sử dụng khoản tiền mình kiếm được.

Khi Sara mới trở về Israel, bà phải đi bán nem do mình tự làm để trang trải cuộc sống. Các con bà cũng phải hỗ trợ mẹ bán hàng. Chúng được trả thù lao tương ứng với những việc đã làm. Ban đầu, những đứa trẻ cảm thấy ngượng ngùng, xấu hổ nhưng lâu dần chúng không còn e ngại giao tiếp với người lạ và bán được nhiều hàng hơn.

Thông qua việc này, những đứa trẻ nhà Sara đã học được khả năng xã giao, thu thập thông tin, nghiên cứu thị trường từ đó thay đổi hương vị của sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Để quản lý tiền bạc, người Do Thái cũng dạy con "quy tắc 5 chiếc lọ", bao gồm chi tiêu hàng ngày, từ thiện, tiết kiệm, đầu tư, và đóng thuế. Mỗi lần cha mẹ đưa cho con 10 shekel (tiền Israel), trẻ sẽ bỏ 5 đồng vào lọ chi tiêu, 2 đồng vào lọ đầu tư, 3 đồng còn lại chia đều cho các lọ từ thiện, tiết kiệm, đóng thuế,

Sau đó, trẻ sẽ được mở lọ từ thiện để giúp đỡ người khác vào ngày cuối tuần. Cuối tháng, trẻ được mở lọ đóng thuế. Lọ tiết kiệm chỉ được mở khi có dịp đặc biệt như bị ốm. Lọ đầu tư chỉ mở khi đã đầy.

Một tay bà Sara nuôi dậy 3 đứa con nên người.

Một tay bà Sara nuôi dậy 3 đứa con nên người.

Rèn luyện ý chí của trẻ

Sara Imas cho rằng: "Người nào nuông chiều con cái, ắt có ngày người đó phải băng bó vết thương cho con". Phụ huynh trì hoãn việc đáp ứng nhu cầu của con khi chúng muốn là cách để rèn luyện tinh thần chịu khổ, khả năng tự kiềm chế và giúp con kiên cường hơn khi trưởng thành.

Sara đưa ra ví dụ về một thử nghiệm tâm lý: Phát cho một nhóm học sinh tiểu học mỗi bé một chiếc kẹo. Chúng được phép ăn bất cứ lúc nào nhưng ai có thể để dành được đến khi tan học mới ăn thì sẽ được thưởng tiếp. Có những bé không nhịn được mà ăn hết kẹo, cũng có bé kiềm chế và giữ kẹo đến hết giờ học.

Thử nghiệm này được theo dõi đến khi những đứa trẻ lên đại học. Kết quả cho thấy, những bé có thể nhẫn nhịn được, lớn lên có thành tích học tập xuất sắc và cơ hội việc làm cũng nhiều hơn.

Rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề

Thanh niên Do Thái có thể sống tự lập khi đủ 18 tuổi là nhờ bố mẹ đã áp dụng cách giáo dục không buông tay.

"Phụ huynh 100 điểm không bằng phụ huynh 80 điểm. Có ba điều mà người mẹ không nên làm với con là: Không thỏa mãn trước; không thỏa mãn tức thời; không thỏa mãn quá mức yêu cầu của con. Cha mẹ ẩn giấu 20% tình yêu con để trở nên lý trí và khoa học trong cách dạy con. Ở Israel có những trường quý tộc nhưng lại đào tạo và rèn luyện cho học sinh biết được khó khăn, thử thách", người mẹ Do Thái cho hay.

Người Do Thái quan niệm nuôi dạy trẻ cũng giống như trồng hoa, cần kiên nhẫn chờ đợi hoa nở. Cha mẹ cần có sự kiên nhẫn, không nên phê bình trẻ bởi những biểu hiện nhất thời của chúng; trong hành xử sinh hoạt không nên thay con giải quyết các vấn đề to nhỏ mà chúng gặp phải nên để trẻ có cơ hội tự giải quyết vấn đề của mình. Không lấy danh nghĩa tình yêu của cha mẹ để áp đặt, quản lúc con tới mức chúng không có không gian riêng.

Ngay cả khi trẻ đã làm sai, cha mẹ cũng không nên can thiệp. Con sẽ học được nhiều hơn từ những thất bài. Bằng cach này, trẻ sẽ nhớ lâu và sáng tạo hơn trong quá trình đưa ra quyết định và biết chịu trách nhiệm với quyết định của mình.

Nhờ cách này, những đứa trẻ Do Thái luôn có ý thức trách nhiệm cao, luôn cảm thấy hài lòng về mọi việc và cũng có khả năng thành công lớn hơn.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link