Cho con ngủ đủ giấc
Chiều cao của trẻ được tác động bởi hormone tăng trưởng. Thời điểm cơ thể con người tiết ra hormone tăng trưởng xuất hiện trong khoảng 10h đêm đến 3h sáng hôm sau. Nếu trẻ ngủ được 8 tiếng và đủ các giai đoạn ngủ sâu thì nhìn chung hormone tăng trưởng sẽ có 4-5 chu kỳ tiết trong vòng 8 tiếng khi ngủ. Hormone tăng trưởng có thể được tiết ra càng lâu thì càng dễ phát triển chiều cao.
Cho con tập thể dục
Trẻ em và thanh thiếu niên cần hoạt động thể chất ít nhất 60 phút trở lên mỗi ngày. Tập thể dục liên tục trong thời gian dài giúp quá trình tiết hormone tăng trưởng kéo dài trong 24 giờ và số lượng có thể tăng gấp đôi.
Chỉ cần trẻ hứng thú và kiên trì tập luyện thì bất cứ môn thể thao nào như chạy bộ, đạp xe, bơi lội, nhảy dây, bóng rổ,… đều có lợi.
Cho con tiếp xúc với ánh nắng mặt trời
Vitamin D thúc đẩy sự phát triển của cơ và xương. Phơi nắng 15 phút mỗi ngày là đủ. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể bổ sung cho con vitamin D thông qua thực phẩm như cá mòi, cá hồi, phô mai, lòng đỏ trứng, đậu nành, nấm và ngũ cốc.
Tránh đồ uống chứa caffeine
Nghiên cứu cho thấy caffeine không ảnh hưởng trực tiếp đến chiều cao của trẻ nhưng có thể ảnh hưởng đến chất lượng và số lượng giấc ngủ, đồng thời gây rối loạn tiết hormone tăng trưởng. Vậy nên, trẻ em và thanh thiếu niên nên tránh uống đồ uống chứa caffeine như trà, nước tăng lực, cà phê và nước ngọt có gas.
Hạn chế đồ ngọt
Chỉ cần hấp thụ 75g đường (tương đương với hàm lượng đường của một cốc trà sữa trân châu có đường 800ml) hormone tăng trưởng lẽ ra có thể được tiết ra ở mức 16,5mU/L có thể bị ức chế ở mức thấp hơn là 1,5mU/L.
Vậy nên sau khi tập thể dục, cơ thể sẽ tự nhiên tiết ra một lượng lớn hormone tăng trưởng. Lúc này nếu bổ sung một lượng lớn đồ uống có đường sẽ khiến quá trình tiết hormone tăng trưởng bị ức chế, kết quả tập luyện sẽ thành công cốc. Ngoài ra, trẻ cần hạn chế đồ ngọt, thịt mỡ, da gà và đồ chiên rán.
Nạp đủ calo
Sau khi trẻ ăn, carbohydrate, chất béo và protein trong thức ăn được chuyển thành nhiệt, được sử dụng để duy trì các nhu cầu trao đổi chất cơ bản như nhịp tim, huyết áp và nhiệt độ cơ thể. Bên cạnh đó, các hoạt động sinh hoạt như đi học, chạy nhảy,… cũng cần calo. Nếu vẫn còn calo hãy sử dụng chúng để phát triển chiều cao và lượng calo dư thừa sẽ chuyển hóa thành mô mỡ. Vậy nên trẻ không đủ calo biểu hiện đầu tiên là quá gầy. Nếu tiếp tục thiếu trong thời gian dài sẽ không cao lớn được.
Bổ sung đủ protein
Sự phát triển của cơ thể đòi hỏi một lượng lớn protein chất lượng cao để cung cấp nguyên liệu cho việc xây dựng cơ bắp và xương. Lượng protein khuyến nghị cho trẻ em và thanh thiếu niên là trọng lượng cơ thể (kg) x 1,2-1,4 (gam). Ví dụ, trẻ nặng 25kg cần khoảng 30-35 gam protein mỗi ngày, trong đó 2/3 (khoảng 20-23 gam) được khuyến nghị tiêu thụ protein chất lượng cao như trứng, các sản phẩm từ sữa, cá và thịt nạc.