Đừng quên đặt tượng ông Địa bệnh cạnh tượng Thần Tài
Tượng ông Địa chính là vật không thể thiếu trên bàn thờ Thần Tài. Đây là điều chủ nhà làm kinh doanh cần lưu ý khi bố trí bàn thờ Thần Tài để được Thần Tài ban lộc, gặp may mắn trong việc làm ăn.
Vì sao người ta thờ chung ông Địa với Thần Tài?
Thần thổ địa hay còn được mọi người gọi thân thuộc là ông địa. Đây là vị thần trông coi, cai quản đất đai. Được người dân thờ cúng với mong ước mùa màng bội thu, cuộc sống đủ đầy, ấm no. Nhiều nơi quan niệm rằng thần tài là một dạng thổ thần, tức thần Thổ địa, chính vì vậy mà họ thường thờ cả 2 vị thần này cùng chung bàn thờ.
Đó là theo quan niệm dân gian. Còn đứng ở phương diện phong thủy và ý nghĩa của thần tài ông địa thì việc thờ cả 2 vị thần trên cùng một bàn thờ là rất cần thiết. Vì như vậy mới phát huy được hết những điều tốt đẹp mà nó có thể mang lại cho gia chủ.
Thần tài sẽ đem tới tài lộc, tiền bạc, vượng khí giúp gia chủ làm ăn kinh doanh phát đạt, thịnh vượng. Trong khi đó ông địa sẽ giúp gia chủ cai quản đất đai, bảo vệ khỏi sự quấy nhiễu của âm khí, xua đuổi xui xẻo. Đó là lý do vì sao mà chúng ta nên thờ thần tài và ông địa chung bàn thờ.
Thần Tài là vị thần mang đến may mắn, tiền tài còn ông Địa cai quản đất đai, giúp gia chủ tránh tai ương. Việc thờ chung hai vị thần này là để chiêu tài, trấn sát.
Khi đặt tượng Thần Tài, ông Địa, gia chủ cần chú ý vị trí của hai vị này. Nhìn từ hướng bàn thờ ra ngoài, ông Địa sẽ ở bên trái, còn Thần Tài ngồi bên phải ban thờ. Khi thỉnh tượng, tùy theo nhu cầu mà gia chủ chọn tượng đá hoặc sứ tuy nhiên chất liệu đá được cho là mang đến nhiều sinh khí, phúc khí hơn.
Đặt tượng ông Địa - Thần Tài thế nào cho đúng?
Đặt ông địa thần tài sao cho khi nhìn từ ngoài vào, phía bên trái là thần tài và bên phải là ông địa. Sau 2 vị thần là một tấm giấy đỏ hoặc bài vị. Ở giữa hai ông là một hũ gạo, một hũ muối và một hũ nước đầy và chỉ đến cuối năm bạn mới đem thay. Kèm theo đó là một bát nhang và 5 chén nước tạo thành hình chữ thập.
Ngoài ra bạn còn có thể đặt cóc ngậm tiền vàng hướng vào phía trong bàn thờ, sáng đặt cóc quay ra và tối đặt cóc hướng vào trong. Hoặc bát nước “Minh đường tụ thủy” với nguyện cầu không để tiền bạc trôi đi.
Hũ gạo, hũ muối, hũ nước đầy
Ba hũ này phải đầy, nếu vơi thì cần châm thêm. Ba hũ này chỉ để đến cuối năm mới thay. Trên bàn thờ Thần Tài ông Địa không thể thiếu đi ba hũ này. Nếu thiếu là phạm đại kỵ, ngăn cản đường tiền tài.
Bát hương
Bát hương có thể làm bằng sứ, kim loại hoặc ngọc. Khi bốc bát hương, cần nhờ các bậc đại đức minh sư khai quang hoặc mang lên chùa để trên ban đức ông khoảng 1 tuần rồi mang về.
Bình hoa tươi
Hoa dùng trên bàn thờ phải là hoa tươi, không dùng hoa khô hay hoa giả. Có thể dùng hoa đồng tiền, hoa hồng để trưng trên bàn thờ.
Bình hoa được đặt ở bên tay trái hướng tư bàn thờ nhìn ra ngoài. Nói cách khác, bàn thờ sẽ để bên phía ông Địa.
Khay chén nước hình chữ nhất
Thông thường người ta xếp các chén nước thành hình chữ nhất (thành một đường thẳng). Nước này phải thay thường xuyên. Cũng có nơi xếp chén nước thành hình chữ thập tượng trưng cho ngũ hành.
Đĩa trái cây
Trái cây có thể dùng để cúng hàng ngày, đặc biệt không thể thiếu trong những ngày vía Thần Tài, mùng 1, ngày Rằm hàng tháng.
Đĩa trái cây không được đặt cao hơn bất hương. Đặc biệt, đĩa phải thấp hơn nhãn nguyệt của bát hương để nhãn nguyệt không bị che khuất.