Ngày nay với sự phát triển của y học hiện đại, đến kỳ sinh nở các mẹ bầu có thể lựa chọn cho mình phương pháp sinh thường hay sinh mổ sao cho phù hợp và sinh mổ cũng là biện pháp được nhiều chị em lựa chọn để thoát khỏi ám ảnh không đau gì bằng đau đẻ mà nhiều người vẫn truyền miệng với nhau.
Tỷ lệ mẹ bầu bị tử vong do sinh thường thấp hơn sinh mổ |
Lợi ích khi sinh thường
Giảm nguy cơ tử vong cho mẹ
Tỷ lệ mẹ bầu bị tử vong do sinh thường thấp hơn sinh mổ, đặc biệt mẹ bầu cũng không phải lo việc vết mổ bị nhiễm trùng hãy có các biến chứng khác.
Mẹ nhanh phục hồi sau sinh
Phụ nữ chọn đẻ thường tự nhiên thường sẽ phục hồi rất nhanh sau ca sinh nở bởi vì không bị ảnh hưởng bởi bất cứ loại thuốc gây mê, gây tê nào hay bị mắc kẹt bởi những ống thuốc tiêm, truyền gắn trên cơ thể. Họ có thể ngồi dậy, đứng lên đi lại sớm và sẽ nhanh phục hồi hơn.
Nnững bà mẹ này cũng sẽ sớm được cho con tu ti và đây là cách giúp cơ thể tiết ra hormone giảm đau, giúp mẹ sớm lấy lại sức khỏe nhanh nhất.
Giảm nguy cơ chịu sự can thiệp y tế
Khi sử dụng phương pháp gây tê ngoài màng cứng, người mẹ sẽ không chủ động trong ca sinh và không rặn đẻ đúng lúc nên đôi khi bác sĩ phải sử dụng thêm thuốc kích thích sinh nở hay dùng kẹp để đưa thai nhi qua ống sinh. Ngoài ra, trong quá trình sinh nở này cũng cần sử dụng các loại máy để theo dõi nhịp tim thai nhi. Dụng cụ này sẽ được gắn vào đầu em bé để phòng ngừa những biến chứng có thể xảy ra.
Mặc dù không phải ca đẻ thường không đau nào cũng phải đối mặt với những biến chứng nhưng tỷ lệ những ca phải sử dụng đến sự can thiệp của y tế sẽ nhiều hơn những ca đẻ thường tự nhiên.
Bé được bú mẹ sớm
Trẻ chào đời bằng phương pháp đẻ thường tự nhiên sẽ tỉnh táo và nhanh bú mẹ hơn trẻ đẻ mổ cũng như sinh bằng phương pháp đẻ thường không đau.
Thêm nữa, mẹ đẻ mổ hoặc đẻ thường không đau sẽ phải sử dụng đến một số loại thuốc giảm đau và sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến nguồn sữa tiết ra sau đó. Những em bé được sinh ra từ những bà mẹ này cũng sẽ khó bú mẹ hơn những em bé sinh thường tự nhiên.
Tác hại của việc sinh mổ đối với con
Trẻ sinh mổ dễ mắc các chứng bệnh như vàng da, mất nước, nhiễm trùng…hô hấp như viêm phổi, phế quản mãn tính, hen suyễn, hệ tiêu hóa yếu, tiểu đường tuýp 1, sâu răng do không được tiếp nhận một số loại hormon có lợi trong quá trình chuyển dạ .
Trẻ sinh mổ có sức đề kháng, hệ miễn dịch kém hơn do không được thừa hưởng các hormone có lợi trong ống dẫn sinh đồng thời sữa mẹ về trễ (sau khi sinh phải 1 tuần sau mẹ mới có sữa), ngay khi tách rời khỏi cơ thể mẹ, sức khỏe bé đang yếu nhưng lại không được tiếp nhận nguồn dinh dưỡng quan trọng này, đây chính là sự cản trở rất lớn cho quá trình phát triển toàn diện của bé sau này đấy nhé. Đây còn là nguyên nhân khiến bé dễ mắc bệnh hơn, đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm có tính lây lan.
Việc sinh mổ cũng khiến mối quan hệ tình cảm giữa mẹ và con có phần hạn chế khi bé bú gặp bất lợi vì bé sẽ khó bú mẹ hơn và thời gian phục hồi của mẹ lâu nên con không được chăm sóc chu đáo từ mẹ trong những ngày đầu; Trẻ sinh mổ có thể gặp phải trường hợp chào đời sớm, đặc biệt trong những trường hợp xác định ngày dự sinh không chính xác, lúc này bé dễ gặp vấn đề về đường hô hấp, vàng da, mất nước, nhiễm trùng…
Trẻ sinh mổ cũng sẽ chậm bắt nhịp với cuộc sống hơn trẻ sinh thường vì có thể bé cũng sẽ chịu ảnh hưởng của một số loại thuốc trong quá trình mổ đẻ.
Nhiễm độc thuốc gây mê: Cho dù ca mổ thường được tiến hành rất nhanh nhưng thuốc gây mê cho mẹ cũng rất dễ ngấm vào cơ thể trẻ. Trẻ bị nhiễm thuốc mê của mẹ có thể ngủ luôn, mất phản xạ khóc. Điều này dễ gây ra suy hô hấp, nhiễm trùng hô hấp mai sau. Nếu người mẹ thuộc dạng dị ứng với thuốc mê, nguy cơ bị ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính mạng sau sinh vì tác dụng độc của thuốc mê nữa đấy.
Làm mâm cỗ cúng gia tiên ngày rằm tháng 7 chuẩn nhất (Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Dưới đây là cách làm mâm cỗ cúng gia tiên ngày rằm tháng 7 chuẩn nhất mà người nội trợ nào cũng nên biết! |
Muốn nuôi con cao lớn mẹ không thể thiếu thực phẩm này (Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Muốn nuôi con cao lớn mẹ không thể thiếu thực phẩm này - hãy chú ý ngay hôm nay! |