Nhiều người cho biết nếu vừa nghe nhạc vừa làm việc, họ sẽ không thể tập trung tối đa vào nhiệm vụ đang làm, tâm trí đôi khi bị cuốn vào giai điệu quyến rũ và hậu quả là năng suất giảm, thậm chí sự nhầm lẫn, sai sót có thể xảy ra. Vì vậy, thói quen vừa nghe nhạc vừa làm việc có tốt hay không là điều vẫn luôn gây tranh cãi.
Vừa làm việc vừa nghe nhạc có tốt không còn tùy thuộc vào tính chất công việc và loại nhạc bạn thưởng thức.
Công việc gấp gáp, không nghe nhạc
Nếu công việc của bạn phức tạp và cấp bách, chẳng hạn như:
Một báo cáo quan trọng cần tìm nhiều thông tin, thực hiện nhiều phân tích, trau chuốt bản tóm tắt, chọn từ ngữ, v.v.
Một kế hoạch sự kiện khéo léo đòi hỏi sự sáng tạo cực độ.
Một nhiệm vụ chưa bao giờ làm trước đây, mục tiêu là cải thiện khả năng và rèn luyện bản thân.
Vậy thì tôi khuyên bạn nên tắt nhạc và nghiêm túc chỉ tập trung vào công việc.
Nhiều nghiên cứu về năng suất và âm nhạc đã chỉ ra rằng nghe nhạc thường làm giảm năng suất khi hoàn thành các nhiệm vụ phức tạp.
Nó giống như một anh chàng đẹp trai hay cô nàng xinh gái xuất hiện trước mặt bạn và bạn chẳng còn bận tâm đến cảnh vật xung quanh nữa. Điều này cũng đúng đối với các nguồn lực nhận thức, chúng bị giới hạn ở một mức độ nhất định.
Các nhiệm vụ phức tạp hoặc khó khăn thường đòi hỏi nhiều nguồn lực tập trung để hoàn thành. Lúc này nếu bạn vừa nghe nhạc vừa làm việc, nó giống với việc bạn đang làm hai việc cùng một lúc, và hiệu quả công việc đương nhiên sẽ bị giảm sút.
Nếu có công việc phức tạp cần giải quyết gấp, cắm tai nghe vào và không nghe gì cả, đây là cách giải quyết vấn đề hiệu quả nhất.
Nếu là công việc hàng ngày có thể nghe nhạc
Mặc dù không thể thưởng thức âm nhạc khi làm những việc quan trọng, nhưng việc nghe nhạc khi làm những công việc bình thường hàng ngày không phải là điều không thể.
Tóm lại, khi bạn cần làm một số công việc đơn giản, quen thuộc và có phần nhàm chán hàng ngày, cứ yên tâm nghe nhạc.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nghe nhạc thực sự có thể cải thiện hiệu suất trong các nhiệm vụ đơn giản.
Nhiều người cảm thấy rằng âm nhạc có thể tăng tốc độ chuyển động của họ. Các bài hát có nhịp độ nhanh có thể khiến việc chạy trở nên thú vị hơn. Vì vậy, nếu công việc hiện tại quen thuộc, lặp đi lặp lại và dễ làm, thì âm nhạc có thể hỗ trợ tăng năng suất.
Nghiên cứu cho thấy âm nhạc rất tốt cho hoạt động thể chất, các loại công việc thể chất. Hơn nữa âm nhạc có thể khiến những công việc lặp đi lặp lại trở nên thú vị hơn. Khi làm việc, nghe những bản nhạc quen thuộc sẽ hiệu quả hơn các bản nhạc mới lạ.
Việc nghe nhạc trong giờ giải lao cũng có tác dụng. Một nghiên cứu ở lứa tuổi thanh thiếu niên cho thấy rằng việc nghe nhạc trong giờ giải lao giúp cải thiện kết quả học tập và khả năng tập trung trong thời gian dài.
Vậy vừa làm việc vừa nghe nhạc có tốt hay không? Các nhà khoa học cho biết, điều này phụ thuộc vào 4 yếu tố: Tỷ lệ lời bài hát, mức độ quen thuộc của bản nhạc, mức độ lặp lại của nội dung công việc và công việc này thuộc lĩnh vực thể chất hay tinh thần? Việc chọn bản nhạc phù hợp để nghe khi làm việc cũng cần dựa vào các yếu tố này.
Với những loại công việc buồn tẻ, nhàm chán, lặp lại như làm biểu mẫu, người làm cần thực hiện các bước thông thường nên không cần tập trung toàn bộ sự chú ý, việc mở một vài bản nhạc thư giãn có thể khiến cơ thể và tinh thần thoải mái hơn, hiệu quả công việc có thể cao hơn.
Nếu công việc không đặc biệt phức tạp, bạn có thể chọn nghe một số bản nhạc êm dịu, điều này cũng có thể khiến công việc của bạn trở nên thú vị hơn.
Tuy nhiên, với các công việc phức tạp và mang tính cấp bách, ví dụ như xử lý một báo cáo quan trọng cần tìm nhiều thông tin, thực hiện phân tích cẩn thận..., bạn nên tắt nhạc và chỉ tập trung vào công việc.
Nhiều nghiên cứu về mối liên quan giữa năng suất và âm nhạc đã chỉ ra rằng, việc nghe nhạc thường gây giảm năng suất khi người ta làm các công việc phức tạp cần sự tập trung cao độ. Bởi vì các công việc khó khăn thường đòi hỏi nhiều nguồn lực tập trung để hoàn thành. Lúc này, nếu nghe nhạc, bạn phai làm hai việc cùng lúc và hiệu quả đương nhiên sẽ bị giảm sút.