Cháu bé 4 tuổi không qua khỏi sau khi uống cốc sữa đậu nành mẹ làm
Trường hợp ngộ độc thương tâm này được truyền thông Trung Quốc đưa tin. Theo trang QQ, cháu bé 4 tuổi này là con trai của một người phụ nữ họ Vương. Vì nghĩ sữa đậu nành có lợi cho sức khỏe nên chị đã quyết định mua đậu nành (đậu tương) về nhà tự làm sữa.
Sáng hôm đó, sợ con trai muộn học nên chị đã không đun sôi lại sữa mà cho bé uống ngày. Không lâu sau đó, đứa trẻ có biểu hiện buồn nôn, nôn mửa, khó thở. Cháu bé được đưa đi cấp cứu nhưng không qua khỏi.
Sau khi tiền hành kiểm tra, bác sĩ xác định nguyên nhân khiến trẻ ngộ độc và dẫn tới cái kết đau lòng này là do cốc sữa đậu nành chưa được nấu chín đúng cách.
Sữa đậu nành chứa độc tố saponin. Nếu được đun sôi ở nhiệt độ cao, độc tố của saponin sẽ biến mất và không làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
Tuy nhiên, uống sữa đậu nành chưa được đun sôi sẽ nạp một lượng lớn saponin vào cơ thể. Khi hàm lượng saponin quá cao, nó sẽ gây tan máu, kích thích niêm mạc dạ dày, gây nên triệu chứng nôn mửa, đầy bụng, chóng mặt, khó thở... Nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.
4 sai lầm khi uống sữa đậu nành gây hại cho sức khỏe
Uống sữa đậu nành chưa được đun sôi hoàn toàn
Có một điều mà bạn cần lưu ý, saponin có thể làm cho sữa đậu nành gặp hiện tượng sôi giả. Nghĩa là sữa chưa sôi nhưng đã sủi bọt. Điều này khiến nhiều người lầm tưởng sữa đậu nành đã sôi và chín. Do đó, khi làm sữa tại nhà, bạn phải đảm bảo đun sữa thật sôi trước khi uống.
Ngoài ra, mở nắp trong quá trình đun cũng làm các chất độc hại bốc hơi theo nước.
Không kết hợp sữa đậu nành với trứng
Lòng trắng trứng có thể kết hợp với men tripsin trong sữa đậu nành và tạo thành một hợp chất kết tủa làm cơ thể khó hấp thu, chất này còn có thể làm mất đi nhữn dưỡng chất quý giá trong cả hai loại thực phẩm.
Không nên thêm đường đỏ vào sữa đậu nành
Đường đỏ chứa các axit hữu cơ như axit lactic, axit acetic... Các chất này có thể phản ứng với protit, canxi trong máu tạo thành các hợp chất biến tính làm mất đi dinh dưỡng của sữa đậu nành và ảnh hưởng tới khả năng hấp thụ của cơ thể.