Bé 9 tháng bị bại não do bà nội ''lắc lư'' dỗ dành: Chỉ cần rung lắc 5 giây, trẻ đã gặp nguy hiểm

( PHUNUTODAY ) - Mỗi khi cháu trai khóc, bà lại ôm bé và lắc qua lắc lại, càng lắc mạnh thì bé càng cười, ngừng khóc hoặc thậm chí sẽ dịu đi...

Em bé đáng thương nói trên mới 9 tháng tuổi, là con trai của chị Xiaoman (ở Trung Quốc). Sau 5 năm kết hôn, chị Xiaoman mới sinh em bé nên mẹ chồng đã đến chăm nom. Và suốt thời gian này, hầu như em bé đều được bà nội dỗ dành chăm sóc. Nhưng do bé trai hay quấy khóc, kể cả khi đói, khi buồn ngủ hay khi ngủ dậy bé đều khóc khiến chị Xiaoman rất đau đầu.

Bà nội dỗ cháu trai khóc bằng cách ôm bé lắc qua lắc lại, càng lắc mạnh thì bé càng cười, ngừng khóc hoặc thậm chí sẽ dịu đi.

unnamed (1)

Thế nhưng một hôm bỗng thấy cháu bắt đầu sốt cao và quấy khóc, càng đung đưa tay thì càng khó chịu. Nên gia đình đưa bé đến bệnh viện kiểm tra. Sau khi thăm khám, bác sĩ phát hiện bé trai này có vấn đề về não, thậm chí có thể nói cháu bé đã chuyển từ một đứa trẻ bình thường sang bại não. Lúc này cả gia đình không thể chấp nhận được.

Sau khi điều tra, bác sĩ mới biết nguyên nhân là do ngày bà nội bé đều làm hành động rung lắc để dỗ dành bé mà ra.

Hội chứng rung lắc trẻ là gì?

Hội chứng rung lắc thường xuất hiện ở trẻ em dưới hai tuổi, tập trung ở độ tuổi từ sơ sinh đến 8 tháng. Khi hội chứng rung lắc xuất hiện ở độ tuổi sơ sinh được gọi là hội chứng rung lắc ở trẻ sơ sinh.

Ở độ tuổi này, khối lượng đầu trẻ chiếm tỉ trọng lớn, khoảng 1⁄4 trọng lượng cơ thể, các cơ cổ còn yếu chưa giữ được sức nặng của đầu. Não bộ trẻ chưa phát triển, xương sọ mềm, màng não mỏng, có khoảng trống giữa não và xương sọ nên khi trẻ bị rung lắc, nhất là khi bị tung hứng, quay tròn mạnh, khối não sẽ di chuyển theo quán tính và va đập vào xương sọ gây tổn thương não nặng nề. Lực va chạm này sẽ đột ngột tăng lên nếu đầu trẻ bị va chạm vào bề mặt cứng.

Hội chứng rung lắc ở trẻ em được so sánh tương tự như người lớn bị tai nạn chấn thương sọ não do tai nạn xe.

Tại sao rung rắc trẻ lại gây tổn thương não?

Từ khi sinh ra, đứa trẻ đã có thành não và mô não mỏng manh như những "lớp màng đậu phụ" và phải được bảo vệ bởi các ngoại lực bên ngoài, đặc biệt trẻ từ 0 - 4 tuổi. Dù không có ngoại lực nhưng việc rung lắc mạnh sẽ khiến não bị tổn thương do việc thay đổi đột ngột tốc độ và hướng. Ngoài ra, thành não mỏng manh của bé va đạp vào hộp sọ sẽ dễ bị tổn thương, thậm chí là rách.

Sự phát triển của trẻ khi bị rung lắc thường không ổn định. So với người lớn thì tỷ lệ đầu trẻ khá lớn và cơ cổ yếu, khiến có thể gẫy cổ.

Hội chứng rung lắc ở trẻ nguy hiểm như thế nào?

Hoi-chung-rung-lac-tre-so-sinh-2

Hội chứng rung lắc ở trẻ em xảy ra do thói quen vô ý và thiếu hiểu biết của người lớn khi cưng chiều trẻ bằng các hành động như tung hứng, bồng xốc trẻ lên cao để chơi trò máy bay; khi lắc võng/ nôi quá mạnh để dỗ cho trẻ ngủ.

Ngoài ra, đôi khi do quá căng thẳng, mệt mỏi vì trẻ không ngừng khóc, cha mẹ hoặc người trông trẻ rung lắc trẻ như một hình thức giải tỏa. Đây được đánh giá là một hình thức bạo hành ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tương lai của trẻ.

Tùy theo tình trạng tổn thương sẽ ảnh hưởng đến trẻ ở các mức độ khác nhau, tuy nhiên phần lớn đều hết sức nặng nề. Nếu nặng trẻ có thể tử vong do hậu quả của xuất huyết não, tăng áp lực nội sọ thứ phát sau phù não hoặc xé rách mô não. Các di chứng thần kinh do hội chứng rung lắc có thể gặp như bại não, liệt, xuất huyết võng mạc, giảm thị lực, mù, điếc, động kinh, co giật,. ..

Ngay cả tổn thương nhẹ cũng có thể làm trẻ chậm phát triển tinh thần, giảm khả năng học tập, không nói năng được lưu loát, trong đó có một số tổn thương chỉ phát hiện khi trẻ đã lớn, đòi hỏi phải điều trị chuyên sâu, lâu dài.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link