Bí quyết nấu canh dọc mùng vẫn giữ được độ giòn ngon, ăn không bị ngứa

23:22, Thứ bảy 15/06/2024

( PHUNUTODAY ) - Nếu không sơ chế kỹ, dọc mùng có thể khiến bạn bị ngứa khi ăn.

Vì sao ăn dọc mùng bị ngứa?

Nguyên nhân gây ngứa khi chạm vào cây dọc mùng sống hoặc ăn dọc mùng chưa sơ chế kỹ là do cây này chứa canxi oxalat và axit oxalic nằm trong cây dọc mùng. Các tinh thế này đâm vào tay, niêm mạc miệng và gây ra cảm giác ngứa rát theo những mức độ khác nhau.

Ngoài ra, chất saponin trong cây dọc mùng có thể gây ra triệu chứng tê môi, tê lưỡi, cúng hàm. Saponin được chứng minh là có thể khiến các tế bào máu vỡ ra và gây độc ở động vật máu lạnh, nhất là cá.

Các chất này có thể được loại bỏ trong quá trình sơ chế dọc mùng trước khi nấu. Vì vậy, bước sơ chế dọc mùng có vai trò vô cùng quan trọng.

Sơ chế dọc mùng

Dọc mùng mua về đem rửa qua nước cho hết bùn đất bên ngoài. Sau đó, nên đeo găng tay để tước vỏ dọc mùng, tránh bị ngứa tay. Dùng dao sắc tước phần vỏ dọc mùng, giống như cách tước vỏ chuối xanh. 

Dọc mùng cần được tước vỏ sạch sẽ rồi sơ chế để loại bỏ phần nhựa gây ngứa.

Dọc mùng cần được tước vỏ sạch sẽ rồi sơ chế để loại bỏ phần nhựa gây ngứa.

Phần bụng dọc mùng (phần cong, mỏng bên trong) nên cắt bỏ hết.

Cắt dọc mùng đã tước vỏ thành miếng vừa ăn. Khi thái dọc mùng, bạn nên thái vát cho dọc mùng ngấm gia vị dễ hơn. Cho một thía muối vào hạt trộn đều với dọc mùng. Để nguyên như vậy 15 phút. Quá trình ngâm muối này sẽ giúp loại bỏ các chất có hại trong dọc mùng, giúp bạn không bị ngứa khi ăn.

Cho nước lạnh vào chậu dọc mùng ngâm muối, dùng tay vò nhẹ để giảm độ mặn và loại bỏ các chất gây ngứa trong dọc mùng. Rửa thật kỹ dọc mùng với nước sạch rồi vắt ráo nước.

Trong quá trình sơ chế từ khâu tước vỏ đến bóp muối, rửa nước, bạn nên mang găng tay để tránh bị ngứa.

Dọc mùng sau khi ngâm muối và vắt nước sẽ chỉ còn lại khoảng 1/4 so với ban đầu.

Đun sôi một nồi nước và cho dọc mùng vào chần nhanh. Nước sôi cũng giúp loại bỏ các chất gây ngứa trong dọc mùng.

Vớt dọc mùng ra rửa lại thật kỹ với nước sạch là có thể đem đi chế biến.

Một cách khác để ăn dọc mùng không bị ngứa là ngâm muối hai lần. Tức là sau khi ngâm muối và rửa sạch với nước lần một. Bạn sẽ tiếp tục thêm muối vào bóp chung với dọc mùng và thêm nước để ngâm một lần nữa. Sau khi ngâm, rửa lại dọc mùng với nước sạch thật kỹ để loại bỏ các chất gây ngứa và giảm độ mặn.

Dọc mùng có thể dùng để nấu nhiều món khác nhau nhưng hợp nhất là canh chua.

Dọc mùng có thể dùng để nấu nhiều món khác nhau nhưng hợp nhất là canh chua.

Cách giảm ngứa do ăn dọc mùng

- Thoa sữa

Nếu bạn bị ngứa tay do sơ chế dọc mùng, hãy lấy một ít sữa tươi thoa lên tay. Cảm giác ngứa và khó chịu sẽ giảm ngay.

Khi bị ngứa miệng do ăn dọc mùng, bạn cũng có thể ngậm và uống vài ngụm sữa để giảm khó chịu.

- Sử dụng đường

Cho một ít đường cát ra tay và xoa nhẹ cho đến khi đường gân tan hết là cảm giác ngứa trên tay do sơ chế dọc mùng cũng sẽ giảm.

- Dùng khăn nóng hoặc hơ lửa

Bạn có thể lấy một chiếc khăn nóng để chườm vào tay hoặc hơ tay trên lửa nóng để cảm giác ngứa giảm đi.

- Uống nước ấm

Uống vài ngụm nước ấm sẽ giúp giảm cảm giác ngứa miệng do ăn dọc mùng.

- Súc miệng nước muối gừng

Bạn có thể pha nước muối loãng rồi thêm vài lát gừng đập dập. Dùng nước này để súc miệng sẽ giúp giảm ngứa do dọc mùng gây ra.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả: Thanh Huyền