Các cụ đã dặn rồi: Tuân thủ "4 điều không" để tránh "4 mối họa lớn", làm đúng bình an, sung sướng cả đời

( PHUNUTODAY ) - Cổ nhân căn dặn muốn tránh được "4 mối họa" thì cần tuân thủ những điều này. Vậy "4 mối họa" ở đây có nghĩa là gì?

Trong xã hội, mối quan hệ người với người là mối quan hệ phức tạp nhất. Người xưa có câu “sông sâu dễ dò, lòng người khó đoán”. Chính vì vậy, cổ nhân khuyên nên tuân thủ bốn điều không được làm để tránh những mối hoạ lớn đến với bản thân và gia đình.

1. Không thèm khát để tránh mối hoạ hệ lụy

tuan-thu-4-dieu-khong-de-tranh-4-de-tranh-loi-cua lon_4

Cổ nhân có câu “Vô dục tắc cương”, người càng có ít dục vọng thì càng chính trực, liêm khiết. Một người nếu xuất hiện nhiều ham muốn, quá tham vọng, sẽ xuất hiện ý đồ bất lương sẽ dễ dẫn đến những hành động tội lỗi. Họ vì thỏa mãn ham mê, dục vọng của bản thân mà có thể bất chấp, chẳng từ bất kỳ thủ đoạn nào để đạt được, không cần biết sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của người khác. Đương nhiên, điều này sẽ làm gây thù, chuốc oán về bản thân, sẽ bị người khác ghi lòng và tìm cách đấu lại.

Sống trên đời, muốn tự tại an nhiên thì nhất định phải học được chữ buông. Người mà không buông bỏ được danh lợi, tiền tài thì khó tránh khỏi những cuộc tranh đấu đẫm máu trong cõi hồng trần cuồn cuộn.

Nếu một người có thể suy xét lại chính mình, khắc chế dục vọng của bản thân, giữ mình không chạy theo ham mê bất lương thì sẽ tránh được tai hoạ.

2. Không vọng ngôn để tránh mối hoạ từ miệng

tuan-thu-4-dieu-khong-de-tranh-4-de-tranh-loi-cua lon_2

“Họa từ miệng mà ra”, người xưa nói không sai, mỗi một lời nói ra nếu không cẩn trọng sẽ rước họa về mình, khiến bản thân phải trả giá đắt. Với người thường xuyên nói ra những lời thị phi thì càng dễ mang họa, không nên đơm đặt điều, nói xấu người khác.

Thế nên, trong giao tiếp nhất định không được nói năng tùy tiện. Khi nói phải chú ý đến thái độ, ngữ cảnh để giữ thể diện cho mình và cho cả người khác. Hãy nhớ, cho người khác một đường lui cũng chính là cho bản thân một đường lùi. Lời nói cần phải thể hiện sự khoan dung độ lượng đối với người khác. Lời nói thẳng khó nghe thì có thể chuyển sang cách nói “vòng, nói giảm, nói tránh” một chút. Các cụ thường nói: “Chim khôn kêu tiếng rảnh rang, người khôn ăn nói dịu dàng dễ nghe”. Một lời khen ngợi, động viên đúng lúc có giá trị ngàn vàng, có thể cứu tâm hồn đang bị tổn thương.

3. Không ham lợi để tránh mối hoạ oán hận

tuan-thu-4-dieu-khong-de-tranh-4-de-tranh-loi-cua lon_1

Người xưa dạy “Người quân tử quý trọng tài vật nhưng không được tùy tiện nhận”. Những người gặp lợi mà sinh lòng tham thì có nhiều vô kể. Bởi khi lợi ích trước mặt thì hầu hết mọi người ai cũng muốn mình có được một phần đó chính là lòng tham, là bản chất của con người. Tuy nhiên nếu quá tham lam, muốn chiếm hết lợi về mình thì sẽ bị người khác oán hận. Khi chất chứa quá nhiều oán hận thì một ngày nào đó tai họa cũng sẽ ập xuống, không sớm thì muộn ngày đó cũng sẽ tới. Những người làm nên sự nghiệp lớn thường biết dung hoà lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể, công tư phân minh, thậm chí không tiếc cái lợi trước mắt mà nhường quyền lợi cho người khác.

4. Không ngạo mạn để tránh mối hoạ hung hiểm

tuan-thu-4-dieu-khong-de-tranh-4-de-tranh-loi-cua lon_3

Những người ngạo mạn, tự cao tự đại cho mình là nhất, không ai bằng mình thì dễ gặp tai họa, thậm chí là họa sát thân. Người biết tôn trọng người khác thì đi đâu cũng được người khác hoan nghênh, yêu mến. Trái lại, người bất hiếu với cha mẹ, bên ngoài bất hiếu với bề trên thì không chỉ không được người khác tôn trọng mà còn đánh mất đi căn bản làm người.

Người xưa có câu: “Nhìn nhiều, nghe nhiều và nói ít”. Người biết lắng nghe thường được lòng người khác bởi lắng nghe là một cách lấy lòng người khác tốt nhất. Đủ lòng kiên nhẫn để lắng nghe người khác nói, bạn cũng sẽ đủ lòng kiên nhẫn để thấu hiểu, yêu thương con người. Và đó cũng chính là cách giúp đỡ những người đang đối mặt với khó khăn mà không tiền bạc nào có thể thay thế được.

Theo:  xevathethao.vn copy link