Người xưa rất chú trọng tới việc bố trí nhà cửa, có rất nhiều quy tắc cần lưu ý. Đặc biệt “Cửa ra vào ba hướng, cửa sổ không bốn nơi”. Vậy theo ý các cụ, hướng cửa ra vào và cửa sổ đặt ở đâu là hợp lý?
1. “Cửa ra vào ba hướng” có nghĩa là gì?
Theo nghĩa đen, cửa chính của ngôi nhà phải mở về ba hướng thì gia đạo mới có tài lộc. Theo người xưa, mở cửa tại 3 hướng này là đông, nam và đông nam sẽ mang đến may mắn cho gia đình.
Trong phong thủy cổ đại, hướng đông, tây, bắc và nam được canh giữ bởi 4 con thú thần thoại cổ xưa. Tứ Đại Thần Thú này được gọi là Tứ Tượng hoặc là Tứ Thánh Thú ở trong văn hóa Phương Đông đó là: Thanh Long của phương Đông, Chu Tước của phương Nam, Bạch Hổ của phương Tây cùng với Huyền Vũ của phương Bắc.
Theo như truyền thuyết, những con vật này là do linh khí của buổi sơ khai tụ lại mà thành, nó là đại biểu cho ý chí của Trời và Đất, họ mang trọng trách trông coi, bảo vệ thế giới và tránh không để nó hủy diệt. Mỗi thần thú sẽ có trách nhiệm cai quản một phương, tượng trưng cho một mùa nhất định. Chúng đều có những đặc điểm và nguồn gốc riêng.
Mở cửa phía Đông
Người xưa cho rằng mở cửa về phía Đông là cổng Thanh Long. Theo người xưa, phong thủy của lăng mộ tổ tiên dù có tốt thế nào đi chăng nữa cũng không bằng những điều may mắn mà Thanh Long Môn mang đến cho gia đình.
Cửa quay về hướng Đông mang ý nghĩa đẹp bởi khí tím đến từ hướng Đông. Mỗi khi mặt trời ló rạng, những tia nắng đầu tiên của ngày mới hắt vào cửa sẽ khiến ngôi nhà bừng sáng và ấm áp, tâm trạng vui vẻ, công việc và học tập cũng sẽ thuận lợi hơn.
Mở cửa hướng nam
Cửa khi mở về hướng Nam, người xưa cho rằng đó chính là cổng Chu Tước. Thực tế, có thể hiểu đơn giản, cửa hướng Nam thì khả năng chiếu sáng cùng với cách nhiệt cũng tốt hơn, đặc biệt là trong mùa đông lạnh giá, gió Tây Bắc hoành hành, đặt cửa hướng Nam không chỉ tránh được sự xâm nhập của gió Tây Bắc mà còn giúp ánh sáng mặt trời chiếu đầy đủ được vào trong phòng. Có thể hiểu đơn giản, cửa hướng Nam ngôi nhà sẽ mát về mùa hè và ấm về mùa đông.
Mở cửa hướng đông nam
Người xưa cho rằng, hướng đông nam chính là nơi ở của Văn Xương, cửa ở đây sẽ giúp ích rất nhiều cho việc học tập và sự nghiệp. Cửa mở về hướng đông nam chính là nơi kết nối môi trường sống với môi trường tự nhiên. Tự nhiên gia chủ mọi chuyện cũng sẽ hanh thông, suôn sẻ, của cải vì thế mà thịnh vượng, sức khỏe dồi dào và sự nghiệp hanh thông.
2. “Cửa sổ không bốn nơi” có nghĩa gì?
Theo nghĩa đen, cửa sổ không được đặt đối diện với 4 hướng này, vậy đó là 4 hướng nào.
Không đối diện với rác rưởi
Những điều như mương hôi thối và bể rác, nếu như đối diện với cửa sổ thì mỗi khi mở cửa sổ, mùi lạ cùng với hôi thối sẽ tràn vào phòng. Điều này sẽ ảnh hưởng đến trạng thái tinh thần của mỗi người. Tâm trạng tự nhiên sẽ cảm thấy cáu kỉnh, không có ý định làm việc; theo thời gian điều này cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến tâm trạng và sức khỏe thể chất.
Không đối diện với đường
Người xưa quan niệm, cửa sổ không nên đối diện với đường chứ đừng nói đến đường kéo và đường chống cung. Nguyên nhân bởi, loại đường này khi nhìn vào sẽ khiến người ta cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng tiêu cực đến cảm xúc. Khi đứng bên cửa sổ, bạn sẽ cảm thấy không thoải mái, tâm lý cũng trở nên yếu kém hơn rất nhiều. Đương nhiên, điều này cũng sẽ ảnh hưởng đến vận may của gia đình.
Không đối diện với ống khói hoặc góc nhọn của tòa nhà
Người xưa cho rằng, cửa sổ đối diện với ống khói hay các góc nhọn của tòa nhà là điều không may mắn một chút nào. Bởi nếu quan sát trong bóng tối, con người dễ dàng tưởng tượng ra những góc nhọn hoặc những ống khói thành những thứ đáng sợ khác bởi tầm nhìn mờ mịt. Điều đó còn ảnh hưởng đến giấc ngủ, khiến chất lượng giấc ngủ bị giảm sút, tác động tiêu cực đến học tập và sức khỏe.
Không đối diện với cửa ra vào nhà người khác
Cửa sổ giống như hình miệng, trong khi cửa ra vào cũng được coi là miệng với kích thước lớn hơn. Nếu như cửa sổ đối diện với cửa ra vào của nhà người khác trong phong thủy chính là “miệng to mồm nhỏ”, đây được coi là trường hợp không mấy may mắn, sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tài lộc của gia đình vì vậy nên hết sức tránh.