Các mẹ bàng hoàng khi bé gái bị bệnh dính âm hộ

( PHUNUTODAY ) - Hiện nay, các bé gái hay bị bệnh dính âm hộ, do đó các mẹ nên chú ý quan sát đến sức khỏe của bé để kịp thời có phương án điều trị. Bài viết sau sẽ cung cấp cho các mẹ những thông tin về bệnh dính môi nhỏ ở bé gái.

Nhiều phụ huynh đem con là các bé gái đến khám vì những lý do khiến bác sĩ cũng “giật mình”: “Bác sĩ ơi, con tôi không có lỗ âm đạo”, “Con tôi bị dị dạng đường sinh dục”...Hầu hết các ông bố bà mẹ đều không rõ về loại bệnh "dính âm hộ" ở bé gái.

Khi âm hộ của trẻ bị dính vào nhau thì việc vệ sinh bên trong vùng kín càng khó, do hai môi bé bị dính một phần, lỗ tiểu bị che khuất chỉ còn một khoảng trống nhỏ nên một lượng nước tiểu có thể bị giữ lại phía trong hai môi bé và trẻ có thể bị kích ứng hay viêm nhiễm đường tiểu, đường tiết niệu, viêm âm đạo, quan trọng đó là khả năng bị vô sinh ở bé gái.

images705855_dinhamho

Ảnh minh họa

1. Những biểu hiện của dính âm hộ (dính môi nhỏ)

Hiện tượng hai môi nhỏ bộ phận sinh dục nữ dính lại với nhau chỉ còn một khoảng trống nhỏ, một số trường hợp hầu như bịt kín. Dính âm hộ thường xảy ra ở trẻ gái từ 3 tháng đến 6 tuổi.

Hai môi nhỏ dính với nhau bằng một màng mỏng thường là bắt đầu từ phía sau gần với hậu môn sau đó tiến tới lỗ tiểu, âm đạo có thể bị che khuất hoàn toàn. Hiện tượng này được gọi là dính âm hộ. Các bé vẫn có thể tiểu tiện vì tuy dính nhau nhưng hai môi vẫn có hở một lỗ nhỏ, tuy nhiên, nước tiểu không thành dòng như bình thường mà có thể chẽ ra các tia.

2. Nguyên nhân các bé gái bị dính hộ (hai môi nhỏ)

dinh_moi_be_0

Bệnh dính âm hộ. Ảnh: phauthuatnhi.com

Khi các mẹ sinh từ 3-6 tháng, nồng độ oestrogen trong máu của bé gái đã xuống thấp và lúc này hai môi nhỏ của bé gái có khả năng bị dính vào nhau. Đây không phải là căn bệnh bẩm sinh mà là do các viêm nhiễm gây ra. Có thể vì mẹ vệ sinh cho bé không đúng cách hoặc trẻ bị đóng bỉm quá lâu mà không được thay, rửa kỹ càng.

3. Những tác hại khó lường khi bé gái bị dính âm hộ (hai môi nhỏ)

Nếu dính độ nhẹ, có thể tự cải thiện khi bé đến tuổi dậy thì do nồng độ oestrogen tăng lên. Ở độ trung bình và nặng thì cần phải điều trị ngay cho các bé, bởi khi bé đi tiểu , nước tiểu sẽ bị cản trở sẽ gây viêm âm hộ, nhiễm trùng tiểu, hoặc nặng hơn dòng nước tiểu bắn vào âm đạo gây viêm nhiễm âm hộ, âm đạo kéo dài. Nếu dính âm hộ gây khó chịu cho bé hoặc gây viêm nhiễm tái phát nhiều lần thì cần tách dính. Tách dính là tiểu phẫu thực hiện ngoài phòng khám, rất nhanh chóng, không gây đau và an toàn.

4. Cách điều trị ra sao?

Các mẹ nhớ lưu ý không được tự tách dính môi nhỏ của trẻ bằng cách kéo hai môi nhỏ của trẻ ra. Nếu tự kéo tách hai môi bé ra sẽ làm cho trẻ đau và có thể gây chảy máu tại nơi dính và khi vết dính liền thì vẫn có thể gây dính lại.

Các mẹ nên tắm cho trẻ bằng nước thảo dược thiên nhiên để tắm sạch, phòng chữa hăm tã và rôm sảy, tránh để trẻ bị hăm đỏ, viêm nhiễm, đặc biệt là ở vùng kín của trẻ, cần được vệ sinh sạch sẽ, thường xuyên và đúng cách.

Theo:  xevathethao.vn copy link