Cách chữa bệnh thoái hóa đốt sống cổ: Lưu lại ngay vì sớm muộn ai cũng bị bệnh này

( PHUNUTODAY ) - Cách chữa bệnh thoái hóa đốt sống cổ: Lưu lại ngay vì sớm muộn ai cũng bị bệnh này, hãy tìm hiểu liền nhé.

 

phong-ngua-benh-thoai-hoa-dot-song-co

 

Các biểu hiện bệnh:

- Đau nhức mỏi từ bả vai lan xuống cánh tay hoặc như có kim châm tê tê suốt dọc phía trong cánh tay, khiến người bệnh khó khăn khi nâng tay lên hoặc hạ xuống. Nếu trầm trọng, thoái hóa đốt sống cổ có thể gây biến chứng phức tạp hơn như cảm giác khó nuốt, thấy vướng ở cổ, choáng váng...

- Bệnh biểu hiện dưới dạng thoái hóa đĩa đệm, thoái hóa đốt sống (cảm giác gai xương)... làm biến dạng cột sống cổ, mất đường cong sinh lý cột sống cổ, khớp đốt sống cổ cứng lại, hạn chế vận động. Những bệnh thường gặp ở đốt sống như viêm cột sống dính khớp, các bệnh về khớp đặc biệt là bệnh viêm khớp, làm cho đốt sống cổ thoái hóa nặng, hình thành nên các gai xương. Khi vận động đầu cổ, gai xương này kích thích, chèn ép vào rễ thần kinh gây đau.

- Bệnh có thể diễn ra ở đĩa đệm. Đĩa đệm bị thoái hóa, lồi ra bên ngoài vị trí ban đầu hoặc thoái vị về một phía chèn ép vào rễ thần kinh gây đau và hạn chế vận động, đặc biệt trong các tư thế cúi, ngửa.

Cách trị thoái hóa đốt sống

1. Giải pháp bấm huyệt, thả lỏng các cơ

– Hãy thả lỏng tất cả các kinh mạch trên cơ thể, mát – xa xoa bóp cơ thể đều đặn, đặc biệt là vùng cổ.

– Thả lỏng kinh bàng quang dọc 2 bên cơ thể.

– Thường xuyên bấm các huyệt Phong trì, Phong phủ, Dương lăng tuyền.

– Một số thói quen làm “hỏng” xương cổ cần thay đổi hoặc điều chỉnh gấp như tư thế đi, đứng, ngồi, nằm, đọc sách, xem điện thoại.

2. Bài tập cần rèn luyện hàng ngày

Bài tập này rất đơn giản nhưng giúp cải thiện nhanh tình trạng viêm đau, thoái hóa đốt sống cổ của người mắc bệnh nhanh chóng và ổn định, người khỏe cũng nên tập để phòng bệnh sớm.

Dùng từng tay xoa bóp xung quanh cổ cho đến khi cảm thấy dễ chịu hơn, da cổ nóng là dừng lại

Quay đầu sang trái 90 độ, dừng khoảng 3 giây, sau đó đổi bên, quay sang phải dừng 3 giây. Thực hiện 8 lần.

Cố gắng cúi đầu xuống mức thấp nhất, cằm chạm hướng ngực, giữ 3 giây. Ngửa ra sau hết mức, giữ 3 giây. Thực hiện 8 lần.

Để tay gập buông nhẹ trên vai, úp lòng bàn tay xuống dưới, quay về phía trước 20-30 cái, quay ngược lại ra phía sau 20-30 lần

Tay trái để sau lưng, tay phải để trước ngực, bàn tay dựng đứng, đồng thời đầu quay sang bên phải, giữu nguyên ít giây trong khả năng, sau đó đổi bên tay và đầu. Làm như vậy 4-5 lần.

Quay đầu theo hướng vòng tròn 360 độ từ theo hướng kim đồng hồ, rồi đổi chiều. Thực hiện mỗi chiều 5 vòng. Làm chậm, có thể nhắm mắt để không bị chóng mặt.

Hai bàn tay đan chéo, ôm chặt vùng cổ phía sau gáy rồi kéo đầu xuống với một lực mạnh trong khi đầu cố gắng ngửa ra sau tạo thành tư thế đầu/tay đối kháng. Thực hiện khoảng 5 lần.

Giơ hai tay lên cao quá đầu, các ngón tay đan chéo, bàn tay hướng lên trên. Ngửa hết cỡ đầu, mắt nhìn bàn tay, giữ nguyên trong khoảng 5 giây.

Mắt nhìn di chuyển theo chiều kim đồng hồ. Sau đó nhắm mắt, xoa nóng bàn tay xong úp lên mắt một lát, sau đó mở mắt to hết cỡ, nhìn ra thật xa. Tốt nhất là nhìn vào những tán lá cây cổ thụ, nhìn vào màu xanh.

Huyệt hợp cốc nằm ở hõm xương giữa điểm kết nối giữa ngón trỏ và ngón cái. Dùng ngón tay cái này bấm huyệt cho tay kia và đổi bên.

Thường xuyên bấm huyệt này sẽ hỗ trợ điều trị bệnh đau răng, mỏi mắt, nhức đầu, đau cổ, sưng họng, đau bụng và các triệu chứng đau khác. Huyệt hợp cốc là một điểm quan trọng đặc biệt, rất tốt cho sức khỏe của bạn.

Cách dự phòng bệnh:

- Thay đổi tư thế làm việc sai lệch như ngồi làm việc trước bàn vi tính kéo dài.

- Không nên có động tác vặn bẻ cổ đột ngột khi thấy mỏi, bởi tất cả những động tác này sẽ làm tăng thoái hóa đốt sống cổ.

- Không nên đội nặng trên đầu.

- Cần luyện tập thể dục nhẹ nhàng và xoa bóp theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn