Căn bệnh dù lành tính nhưng lại nguy hiểm như ung thư

( PHUNUTODAY ) - Căn bệnh dù lành tính nhưng lại nguy hiểm như ung thư - các bạn cần hết sức chú ý!

BS cảnh báo căn bệnh dù lành tính nhưng lại nguy hiểm như ung thư

BS cảnh báo căn bệnh dù lành tính nhưng lại nguy hiểm như ung thư

Lao xương cũng nguy hiểm như ung thư

Có một bệnh nhân là nam giới tuổi trung niên, vừa nhập viện trong trạng thái đau bụng dai dẳng sau khi ăn món ăn lạnh.

Các bác sĩ BV khoa học Trung y (TQ) đã làm xét nghiệm và siêu âm, kết luận ban đầu là bị viêm túi mật nhẹ, loại trừ tắc nghẽn. Nhưng sau khi tiến hành các phác đồ điều trị bệnh viêm túi mật thì các triệu chứng của bệnh đã không thuyên giảm.

Một tuần sau, khi chụp CT xem xét lại các cột sống thắt lưng, các bác sĩ cho biết xương thứ hai và thứ ba ở vùng thắt lưng bệnh nhân đã bị phá huỷ, đĩa đệm thu hẹp đáng kể, mô mềm liền kề đốt sống sưng dày lên.

Bác sĩ tiến hành phân tích toàn diện, xem xét và kết luận ông bị bệnh lao cột sống. Khi mắc bệnh này xương sẽ bị ăn mòn, mềm yếu, biến dạng.

Trong những năm gần đây, tỷ lệ mắc bệnh lao đã và đang tăng lên nhanh chóng, bao gồm cả bệnh lao xương, lao ruột, lao thận, lao phổi…

Trong đó bệnh lao xương có tỷ lệ cao nhất bởi chúng rất dễ bị lây lan từ phổi sang. Vì vậy, các bệnh nhân có vấn đề về lao phổi cần phải chụp CT để biết có bị lây sang bệnh lao xương hay không.

Nguyên nhân của bệnh lao xương

Lao xương khớp thường xuất hiện sau lao sơ nhiễm 2-3 năm (giai đoạn 2 theo Ranke), hay thấy sau lao các màng và trước lao các nội tạng.- Vi khuẩn lao có thể lan từ phức hợp sơ nhiễm tới bất kỳ xương hoặc khớp nào trong cơ thể.Thông thường vi khuẩn lao tới khớp chủ yếu theo đường máu, ít trường hợp vi khuẩn theo đường bạch huyết, có thể theo đường tiếp cận như lao khớp háng do lan từ ổ áp xe lạnh của cơ thắt lưng

Một số triệu chứng bệnh

Biểu hiện điển hình nhất là sốt vào các buổi chiều, lao, ho, sụt cân không rõ nguyên nhân. Tuy nhiên, trong quá trình khám lâm sàng, nhiều bệnh nhân mắc lao nhưng lại không có triệu chứng về hô hấp, không sốt, không ho.

Bài viết của Tiến sĩ, bác sĩ Dương Học Đông, Phó Trưởng khoa Phóng xạ, BV Trung Y Trung Quốc

Đa phần các bệnh nhân nhập viện với một triệu chứng bệnh khác, trong quá trình kiểm tra mới biết đó là bệnh lao. Ví dụ, trong trường hợp này, bệnh nhân mắc bệnh phổi không nghiêm trọng, nhưng nó đã lan đến cột sống thắt lưng.

Các nguyên nhân gây ra bệnh lao xương xuất phát từ nhiều yếu tố như khả năng miễn dịch kém, người nghèo, điều kiện sống thiếu thốn, chế độ ăn uống không phù hợp, thói quen xấu… đều có sự gia tăng trong những năm gần đây với tỷ lệ mắc bệnh lao cao.

Sự phát triển nhanh chóng của bệnh nhân lao cột sống khiến các bác sĩ lo lắng và cần phải cảnh báo sớm để cộng đồng có thể hiểu hơn về căn bệnh này.

Qua trường hợp này, các bác sĩ mong muốn người dân cần đề cao cảnh giác rằng, ngoài ung thư, phòng chống bệnh lao là rất quan trọng, bởi sự phổ biến và nguy hiểm lớn đến sức khỏe.

Lời khuyên của các bác sĩ là, hãy cố gắng hạn chế đến những nơi đông người, không gian phòng ở nên thoáng mát, thông gió, duy trì chế độ ăn uống khoa học.

Không nên thức khuya, chịu khó tập thể dục phù hợp để duy trì khả năng miễn dịch, thường xuyên hoạt động ngoài trời và giữ một cuộc sống lành mạnh.

BS cảnh báo căn bệnh dù lành tính nhưng lại nguy hiểm như ung thư - Ảnh 4.

Hình ảnh thực hiện can thiệp y tế vào xương (Nguồn Health/TT)

Các yếu tố nguy cơ của bệnh lao xương

Yếu tố nhiễm bệnh từ mối quan hệ với người bệnh, nhất là lao phổi. Có tỷ lệ nhỏ nhiễm phải mầm bệnh từ sữa của bò mắc bệnh lao.Nhưng phần lớn lao xương khớp là biến chứng của lao phổi, lao hạch, lao thận, bàng quang… Vi khuẩn từ vị trí tổn thương, theo máu di chuyển đến các khớp xương còn là hậu quả của bệnh lao hạch cổ, còn gọi là bệnh tràng hạt.- Trẻ nhỏ chưa được tiêm phòng lao bằng vaccin BCG- Có tiếp xúc với nguồn lây đặc biệt là nguồn lây chính, nguy hiểm, tiếp xúc thường xuyên liên tục.- Đã và đang điều trị lao sơ nhiễm, lao phổi hay một lao ngoài phổi khác.- Có thể mắc một số bệnh có tính chất toàn thân như: đái tháo đường, loét dạ dày-tá tràng, cắt 2/3 dạ dày.- Có thể suy giảm miễn dịch, còi xương, suy dinh dưỡng, nhiễm HIV/AIDS, suy kiệt nặng.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link