Con suýt điếc vì ráy tai bịt kín
Dạo gần đây, chị Hà luôn cảm thấy khó chịu khi con mình bắt đầu không nghe lời người lớn như trước. Chị hay bất cứ người thân nào trong gia đình gọi cháu, cháu đền không có phản ứng gì. Ban đầu cứ ngỡ do con hư, nhưng lâu dài thấy cháu càng ít nói hơn với mọi người, cũng ít đùa giỡn như trước đây. Chị Hà mới đưa con mình đi kiểm tra.
Sau tất cả các kiểm tra về tai, mũi, họng, chị và các bác sĩ cũng hết hồn với khối ráy tai mà đứa bé gặp phải. Bác sĩ kiểm tra cho cháu phát hiện ống tai bên phải của cậu bé đã bị ráy tai bít chặt. Bác sĩ lập tức gắp ráy tai đang bịt kín trong lỗ tai của cậu bé. Cục ráy tai được lấy ra đo khoảng 2cm. Lúc này, đứa trẻ đã có phản ứng với âm thanh.
Chị cảm thấy nhẹ nhõm sau khi cục ráy tai được lấy ra, con chị đã bắt đầu có phản ứng với âm thanh, khi chị kêu cháu đã quay lại và cười nói như trước đây.
Ráy tai nhiều gây nên những nguy hiểm thế nào ở trẻ?
Bác sĩ Long, trưởng khoa Nhi cho biết: Thông thường ráy tai mỏng không cần ngoáy nó cũng có thể tự đào thải ra ngoài. Tuy nhiên, trong một số trường hợp lại tiết ra ráy tai quá nhiều, hoặc ráy tiết ra quá khô hay quá dính. Điều này khiến cho ráy bị kết dính thành một khối ngày càng to, gây bít kín hoặc gần kín ống tai như cái nút chặn nên thường được gọi là “nút ráy tai”.
Nút ráy tai này, lâu dần sẽ mang đến cho trẻ hội ứng ù tai, nghe kém, ngứa tai, chóng mặt, đau, hoặc ho. Điều này là do khối lượng ráy tai quá lớn chúng làm chèn ép dây thần kinh phế vị, vốn có nhánh nối tai với cơ hoành, kích thích này gây ra phản xạ ho). Nếu không được lấy ra kịp thời, rất có thể xảy ra tình trạng hủy xương và gây viêm ống tai. Một trong những căn bệnh nguy hiểm đe dọa tính mạng của trẻ nhỏ.
Bác sĩ còn cho biết thêm: ” Tai của trẻ nhỏ trong thời gian dài bị tắc bởi ráy tai, thính lực ít nhiều cũng sẽ bị ảnh hưởng, nhưng không kiến nghị bố mẹ tự làm sạch ráy tai, bởi vì ống tai của trẻ tương đối nhỏ, một khi không cẩn thận có thể gây chảy máu ống tai hoặc thủng màng nhĩ, lợi bất cập hại”.
Với trẻ nhỏ bố mẹ cũng không nên dùng tăm bông để lấy ráy tai cho con. Vì đây là việc làm dễ làm tổn thương đến vùng nhĩ của trẻ. Không chỉ vậy, việc làm này còn dễ khiến trẻ làm theo, dùng tăm bông còn đẩy sâu ráy tai vào trong tai hơn.
Lưu ý khi sử dụng bông ráy tai
Không dùng bông ráy tai vệ sinh tai thường xuyên- Không nhất thiết phải dọn sạch sẽ hết ráy tai, vì ráy tai với một lượng vừa đủ bên trong tai sẽ giúp ngăn chặn nước và các chất bẩn lọt vào bên trong tai.
- Ngoài ra, tai là bộ phận có cơ chế tự làm sạch, nó có thể tự đẩy các ráy tai dư thừa, vụn da chết, chất bẩn ra ngoài mà không cần có ngoại lực tác động.
- Nếu bạn dùng bông ráy tai nhấn sâu vào tai, vệ sinh tai quá thường xuyên, vô tình bạn sẽ đẩy những chất bẩn mà tai đã loại bỏ vào sâu bên trong.
- Do đó, đừng dùng bông ráy tai làm sạch tai quá thường xuyên và bạn cũng không nhấn bông ráy tai quá sâu nhé.
Dùng bông ráy tai làm sạch nước, chất bẩn bên ngoài lỗ tai- Như đã nói ở trên, bạn không dùng bông ráy tai nhấn quá sâu vào lỗ tai, bạn chỉ nên dùng bông ráy tai làm sạch lượng nước, các chất bẩn bám ở bên ngoài lỗ tai.
- Động tác làm sạch nhẹ nhàng như vậy sẽ giúp loại bỏ hết chất bẩn, nước dễ dàng mà không làm trầy xước tai, làm thủng màng nhĩ của chính mình.
Không dùng bông ráy tai ở nơi chật hẹp, đông người
Trong khi vệ sinh tai, dù là bạn tự làm sạch hay làm sạch tai cho người khác thì không nên thực hiện ở chốn đông người, nơi chật hẹp.
Vì nếu bất cẩn hoặc để ai động vào tay bạn trong lúc ngoáy tai, bông ráy tai có thể bị thọc sâu vào trong tai gây tổn thương tai đấy.