Cha mẹ thông minh dạy con tính tiết kiệm nhờ 3 điều đơn giản này

( PHUNUTODAY ) - Người xưa có câu “Phí của trời, mười đời chẳng có”. Điều này cho thấy việc tiết kiệm là rất quan trọng. Cha mẹ có thể dạy con tính tiết kiệm nhờ 3 điều đơn giản này.

Tây Tây là một cô bé 8 tuổi ở Trung Quốc. Vì là đứa cháu đầu tiên trong nhà, từ nhỏ đều được cưng chiều nên thích đồ chơi, đồ ăn vặt hay ngay cả việc muốn cùng đứa nhỏ nào chơi đùa, ông bà nội ngoại đều có thể đáp ứng.

Ở nhà, đồ chơi xếp thành núi. Nếu đòi gì mà cha mẹ không đáp ứng là cô bé sẽ ăn vạ cho đến lúc được. Đồ ăn Tây Tây chỉ ăn qua loa rồi bị vứt đi. Lúc này người mẹ mới nhận ra từ trước đến nay mình đã quá nuông chiều con khiến cô bé không biết coi trọng những thứ mình có được.

Đọc sách tranh và kể chuyện

Có nhiều cha mẹ luôn miệng nói “tiết kiệm” nhưng đứa trẻ không thể hiểu được. Một số trẻ còn có hành động phản kháng. Đó là vì chúng không nhận ra ý nghĩa của tiết kiệm chỉ bằng lý thuyết “suông”.

Trước khi trẻ vào tiểu học, đọc sách tranh, kể chuyện là một phương pháp hiệu quả. Những cuốn sách vẽ thường có các câu chuyện nhỏ thú vị, màu sắc phong phú thu hút khiến trẻ dễ tiếp thu.

Mỗi câu chuyện sẽ có những thông điệp khác nhau. Cha mẹ có thể thông qua đó để dạy con chẳng hạn phải làm việc thì mới có tiền, khi có tiền thì phải chi tiêu nhiều thứ cần thiết khác trong gia đình chứ không phải chỉ để mua đồ chơi cho con,…

Cho con trải nghiệm lao động

Để con hiểu đầy đủ tầm quan trọng của công việc khó khăn và tiết kiệm. Giống như mẹ của Tây Tây, bà đã sửa chữa khu vườn thành cánh đồng nhỏ, cho con tự tay trồng lúa mì và rau quả.

Khi cây trồng phát triển mạnh mẽ từng ngày, từ nảy mầm, diệt cỏ diệt côn trùng, đến tưới nước và bón phân, mỗi giai đoạn đều mang theo cảm xúc mong đợi mạnh mẽ và làm cho Tây Tây dần dần hiểu được việc lao động cực nhọc.

Đặc biệt là thời điểm thu hoạch mùa màng tràn ngập niềm vui, và niềm tự hào, Tây Tây thường gửi một phần sản phẩm trồng được cho giáo viên và người bạn thân nhất.

Khi lớp học tổ chức trồng cây, Tây Tây có những thao tác chuyên nghiệp như nông dân thứ thiệt đến mức ai cũng trầm trồ. Cô bé cảm thấy sự tự tin và phấn khích chưa từng có.

Trải nghiệm nấu ăn

Với sự giúp đỡ của mẹ, vườn khoai lang của Tây Tây đã đến mùa thu hoạch. Tuy kích thước mỗi củ chỉ bằng 2 ngón tay nhưng cô bé vô cùng sung sướng.

Một lần vào buổi trưa, Tây Tây nấu khoai lang và khoai mì cùng nhau, cuối cùng khoai mì chín trước trong khi khoai lang chưa chín tới. Điều khiến ai nấy khó hiểu là Tây Tây vẫn ăn ngon lành, vừa nhai vừa lẩm bẩm nói "Thật ngon, quá ngon".

Từ đó, mỗi lần nấu ăn, người mẹ đều để cho Tây Tây cùng tham gia lao động, rửa thức ăn, đưa bát đĩa, bưng ly nước, cầm thìa lật rau... Điều này cũng giúp Tây Tây yêu lao động, biết trân quý thức ăn, tiết kiệm và không lãng phí đồ ăn khi trưởng thành.

Ngoài ra, mẹ Tây Tây cho co bé một khoản trợ cấp khi làm việc gì đó. Muốn có đồ chơi mới, muốn đi chơi với bạn... con cần phải làm việc và tiết kiệm tiền. Nhờ vậy Tây Tây có ý thức hơn về giá trị của tiền, giảm chi tiêu phù phiếm.

Theo:  xevathethao.vn copy link