Cứu nguy nồi canh mặn bằng lòng đỏ trứng gà
Khi món canh bị mặn, bạn chỉ cần thả vào nồi chút lòng đỏ trứng gà và đun sôi trong tầm 15 phút để chữa cháy. Trong quá trình nấu, chất albumin của lòng trắng trứng hấp thụ phần muối thừa, canh sẽ nhạt và dễ ăn hơn. Sau đó, bạn có thể dùng muỗng vớt bỏ lòng trắng ra nhé.
Trong trường hợp đây là một nồi canh xương hay canh thập cẩm, bạn vớt hết những phần cái ra ngoài và thả vào nồi nước canh lòng trắng trứng, đun sôi như thường. Sau đó, bạn vớt lòng trắng trứng ra và cho củ quả, xương vào nồi canh đun lại là xong.
Bên cạnh đó, bạn có thể dùng khoai tây trong trường hợp canh mặn. Chỉ cần cho một vài lát khoai tây vào nồi canh, khoai sẽ rút hết chất mặn trong canh cho xem.
Sữa chua nguyên chất hoặc cà chua
Các sản phẩm làm từ sữa (kem tươi,...) mà không sử dụng chanh để làm bớt vị mặn thì hãy sử dụng sữa chua nguyên chất để tăng độ chua và giảm vị mặn của đồ ăn. Cà chua thì cắt lát, thả vào món ăn tầm 15 - 20 phút trước khi ăn để cà chua phát huy tác dụng bớt muối, điều hòa mùi vị của đồ ăn.
Chanh hoặc giấm
Nước cốt chanh, giấm trắng hoặc các nguyên liệu có tính axit cũng giúp ích cho bạn trong việc này. Tuy nhiên, không nên cho nước chanh vào các món ăn có sản phẩm từ sữa vì chanh sẽ khiến những thành phần có nguồn gốc từ sữa bị kết tủa.
Dùng đường hoặc mật ong
Một ít đường hoặc mật ong cũng là biện pháp giúp bạn “giải cứu” món ăn đang bị mặn do có quá nhiều muối. Độ ngọt của đường và mật ong sẽ trung hòa, làm giảm bớt vị mặn. Tuy nhiên bạn cũng không nên cho nhiều quá nếu không món ăn sẽ lại có vị ngọt quá đà, không còn hấp dẫn nữa.
Dấm thơm
Dấm thơm cũng là một loại gia vị có khả năng khử loại chất mặn của muối. Chỉ cần cho một lượng nhỏ dấm thơm vào món ăn, vị mặn sẽ từ từ giảm dần. Trong quá trình cho dấm vào, chỉ nên cho từng ít một rồi nếm thử cho đến khi cảm thấy vừa miệng.