Chia sẻ bí kíp của phụ huynh có con học giỏi

12:45, Thứ sáu 07/03/2014

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Sự thành công của con đều có dấu ấn vai trò rất quan trọng của bố mẹ. Hãy xem bí kíp nào để bố mẹ có thể giúp đỡ con trong quá trình học tập nhé!

Nói chung, chúng ta đều muốn con cái có niềm yêu thích học hành. Niềm đam mê học tập khác với việc học để lên lớp hay học để làm hài lòng bố mẹ và thầy cô. Những đứa trẻ được phát triển niềm đam mê học tập từ những năm đầu đời sẽ được duy trì trong suốt cuộc đời của chúng và nhìn chung thường thành công hơn và vui vẻ hơn sơ với những đứa trẻ không có được niềm đam mê này từ nhỏ.

1. Hãy trò chuyện với con về những điều bạn đọc được, nghe được, đặc biệt là những điều bạn cảm thấy thú vị

Hỏi các con xem chúng cảm thấy thế nào về một số vấn đề hiện tại (những sự kiện hiện tại, những mối quan hệ, những giá trị). Khuyến khích chúng đưa ra ý kiến mà không phê phán con. Trò chuyện với con sẽ giúp bạn hiểu tại sao chúng suy nghĩ như thế hay tại sao chúng làm như vậy.

2. Theo đuổi sở thích và niềm yêu thích của bạn

Hãy chia sẻ điều này với con bạn nhưng không yêu cầu chúng phải theo đuổi sở thích đó.

Khuyến khích con bạn có những niềm yêu thích riêng của chúng. Nếu chúng thấy tò mò về một sở thích, một lĩnh vực, môn thể thao hay một nhạc cụ nào đó, bạn nên khuyến khích chúng và hỗ trợ chúng dựa trên tình hình kinh tế của bạn.

3. Không làm bài hộ con

học giỏi

Bạn có thể kiểm tra kết quả bài tập toán sau khi bé đã hoàn thành. Nên nhớ, bạn cần để bé tự làm bài, tự suy nghĩ và chỉ giúp đỡ khi bé thật sự cần đến bạn. Thỉnh thoảng, bạn nên quan tâm đến con bằng cách đặt câu hỏi: "Kết quả bài kiểm tra toán của con thế nào?", "Con đã có kết quả bài chính tả chưa?"...

4. Động viên con kịp thời

Bé cần được cha mẹ khuyến khích khi có ý thức học tập tốt. Đồng thời, bé cũng cần biết sự không hài lòng của cha mẹ nếu xao nhãng học hành.

5. Đọc sách

Bạn hãy tự đọc sách, điều này sẽ tạo một tấm gương tốt cho con cái noi theo. Đọc sách cho con bạn để chúng có được sự kết nối với thế giới trong sách. Hãy để thật nhiều sách trong nhà của bạn và thể hiện rằng bạn trân trọng những cuốn sách đó như thế nào.

6. Tạo cơ hội để trẻ tiếp xúc với nhiều lĩnh vực khác nhau

khám phá

Âm nhạc, kịch, thể thao, bào tàng, du lịch, khiêu vũ, thức ăn, xếp hình là những ví dụ điển hình… Một đứa trẻ chưa bao giờ biết tiếp xúc với cái gì, như thế nào có thể ảnh hưởng đến những sự lựa chọn cho cuộc sống trong tương lai của chúng.

7. Chơi “trò chơi tư duy” với con bạn

Đây là những trò chơi không chỉ có một đáp án ví dụ cờ vua, giải ô chữ... Nhấn mạnh giá trị của tư duy chứ không phải là kết quả chiến thắng. Những trò chơi có nhiều kết quả này giúp con bạn có nhiều cách suy nghĩ, tư duy khác nhau.

8. Khuyến khích con tìm hiểu

Ở độ tuổi còn nhỏ bé sẽ đặt ra nhiều câu hỏi rất thú vị. Đừng nên dập tắt sự tò mò của trẻ mà hãy cùng con tìm hiểu bạn nhé! Biết đâu đó cũng là những vấn đề mà trước đây bạn còn nghi hoặc nhưng chưa có thời gian để kiểm chứng lại thông tin!

9. Hãy nhớ rằng bạn là người thầy tốt nhất của con bạn

Trường học, các trò chơi mang tính giáo dục, tivi hay một cái giá chất đầy sách tất cả đều không thể hoàn hảo bằng những gì bạn làm trong việc giáo dục con cái. Không phải mất quá nhiều công sức để truyền cảm hứng cho con trẻ trong thế giới hàng ngày – nơi mà chúng cần bạn nhất. Đây là một số điều rất đơn giản mà bạn có thể làm cùng con bạn: đếm số lượng những ngôi nhà, ô tô màu đen, xe đạp… khi bạn lái xe qua; tìm chữ cái và số, hay màu sắc trên thực đơn của nhà hàng….

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả: Phạm Văn Dự