1. Loại bỏ hoàn toàn tấm lợp amiăng (fibro xi măng)
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã cảnh báo về mối liên hệ giữa amiăng với bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư phổi, ung thư buồng trứng, ung thư biểu mô. Khi bạn hít phải bụi hô hấp có chứa bụi amiăng phát tán trong môi trường, bụi độc vào cơ thể và gây hại sau thời gian tiếp xúc rất lâu, từ 20-30 năm. Các nghiên cứu trên thế giới đều cho thấy amiăng có khả năng gây bệnh rất cao dù mức độ tiếp xúc thấp. WHO và Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đều khuyến nghị các nước loại bỏ sử dụng tất cả các loại amiăng.
2. Uống trà xanh
Trà xanh chứa nhiều chất chống oxy hóa. Nó giúp ngăn ngừa ung thư da, phổi, thận và gan. Chỉ cần 2 cốc mỗi ngày làm giảm nguy cơ bị ung thư về đường tiêu hóa tới 32%. Đàn ông uống hơn 5 cốc mỗi ngày cũng giảm nửa nguy cơ bị ung thư tuyến tiền liệt.
3. Dùng aspirin
Loại thuốc này giảm 20% nguy cơ ung thư vú. Aspirin còn giảm khả năng bị ung thư da và u vú.
4. Ăn rau quả
Ăn ít nhất 5 suất rau củ và trái cây mỗi ngày là một yếu tố ngăn ngừa bệnh hữu hiệu. Các loại rau quả bao gồm cải xong, mâm xôi, cà rốt, cây việt quất, rau họ cải như súp lơ xanh, bắp cải.
5. Kiểm tra sức khỏe định kỳ
Khám sức khỏe định kỳ giúp bạn phòng và phát hiện bệnh sớm. Bạn cảm thấy khỏe mạnh, chưa có các triệu chứng bệnh song thực tế nhiều bệnh đã có thể đang âm thầm phát triển. Đặc biệt, với bệnh ung thư, khám sức khỏe định kỳ cần thiết để phát hiện sớm và điều trị bệnh hiệu quả. Hơn 70% bệnh nhân ung thư tới bệnh viện khi đã ở giai đoạn muộn khiến việc chữa trị khó khăn và tốn kém.
6. Chế độ ăn uống lành mạnh
Hạn chế đồ ăn thức uống chế biến sẵn do chứa nhiều muối, chất bảo quản, đường công nghiệp, bột tinh luyện, phẩm màu... Những thực phẩm chế biến sẵn cũng thiếu chất dinh dưỡng cơ bản như chất xơ, các vitamin, enzim tiêu hóa và cả tinh bột thô.
Thường xuyên ăn rau quả tươi, cháo, cơm, sữa chua... rất tốt cho sức khỏe. Với các loại thịt, hãy luộc, hấp, thay vì chế biến nướng, quay, rán, xào.
Đặc biệt, hạn chế dùng túi nhựa, chai nhựa, hộp nhựa để đựng thức ăn. Các nhà nghiên cứu về độc tố trong môi trường tại trường đại học Amsterdam, Hà Lan, cho biết hạt nhựa cực nhỏ (Microplastics) có thể khiến cơ thể nhiễm độc tố, đột biến gen di truyền, làm chết các tế bào trong cơ thể. Vì vậy, sử dụng túi vải, túi giấy thay thế túi nilon khi đi chợ, dùng hộp đựng thức ăn bằng sứ, thủy tinh, inox thay vì hộp nhựa.