Có dấu hiệu này hãy nghĩ ngay tới suy thận và đến bác sĩ luôn kẻo hối hận thì quá muộn

14:46, Thứ hai 17/07/2017

( PHUNUTODAY ) - Có dấu hiệu này hãy nghĩ ngay tới suy thận và đến bác sĩ luôn kẻo hối hận thì quá muộn - các bạn đừng nhầm lẫn với bệnh khác.

Bệnh thận thường không gây ra triệu chứng gì cho tới khi đã tiến triển, vậy nên những ai trong diện có nguy cơ cao bị bệnh thận cần được thầy thuốc kiểm tra thường xuyên. Nhiều trường hợp nhờ chẩn đoán và điều trị sớm, sự tiến triển đến bệnh thận mạn tính chậm lại nhưng một số trường hợp chức năng thận vẫn diễn biến xấu và cuối cùng dẫn đến suy thận.

dau-hieu-suy-than

 

Suy thận, có các triệu chứng điển hình sau:

- Rối loạn điều hòa nước trong cơ thể, dễ phù, thũng. Nếu Phù do bệnh lý tim, thường phù từ chân, nơi xa tim nhất, thì phù trong suy thận, lại bắt đầu kín đáo hơn, phù từ trán, nơi máu dễ chẩy về tim, song rối loạn điều hòa nước, lại bị phù.

Dấu hiệu này, rất đặc hiệu, nếu gặp một người bị suy tim, thì người ta ấn vào trước xương chày, còn nghi phù thận, thì ấn vào trán, quanh hốc mắt. Có dấu lõm của ngón tay khi ấn để lại, là phù rồi đấy.

- Thiếu máu, do thiếu erythropoietin; rối loạn đông – tan máu.

- Gày, xanh nhợt, người yếu ớt, vô lực, hơi thở có mùi lạ do rối loạn thăng bằng kiềm toan, thường tanh cá. Khác suy gan nặng thở mùi xê tôn, mùi rau cỏ thối.

- Da bủng, tóc xơ, mắt trắng dã. Ngứa, hoa mắt chóng mặt…

- Cao huyết áp, có khi cao huyết áp ác tính, không đáp ứng với điều trị.

- Rối loạn tiểu tiện, suy thận cấp thì thiểu vô niệu, suy thận mãn thì có giai đoạn đa niệu, rồi đến khi vô niệu thì là giai đoạn sau, rất nặng. Nước tiểu có máu, sẫm màu, như nước chè đặc. Đi tiểu nhiều lần song không có nước tiểu.

- Rối loạn tiêu hóa, nhiều nhất là buồn nôn, nôn nhiều, ỉa chảy. Đó vừa là phản ứng của cơ thể để tống các chất độc ra ngoài theo đường tiêu hóa thay cho đường tiết niệu, vừa là hậu quả của bệnh lý.

- Các dấu hiệu khác như rối loạn tâm thần, co giật là đã nặng lắm, các tổn thương đã rất trầm trọng.

benh-suy-than4

 

Lời khuyên của thầy thuốc

Để giảm thiểu nguy cơ suy thận, những người có nguy cơ cao như đã nói trên không thể chủ quan mà cần tìm nguyên nhân để điều trị triệt để.

Nguyên tắc chung để phòng bệnh thận là: cần uống đủ nước mỗi ngày; thực hiện chế độ ăn hợp lý và cân bằng để tránh bị tăng trọng lượng và bị thừa cholesterol; hạn chế dùng muối, một yếu tố thúc đẩy tăng huyết áp; không hút thuốc lá vì hút thuốc làm bệnh thận tiến triển nhanh hơn; tập thể dục thể thao mỗi ngày; không dùng thuốc khi không có hướng dẫn của thầy thuốc vì một số thuốc có hại cho thận.

Không lạm dụng thuốc nhuận tràng và thuốc lợi tiểu; khi thận bị suy, tùy theo mức độ suy thận, người bệnh cần ăn nhạt, kiêng mỡ, giảm chất đạm; dùng thuốc chống tăng huyết áp, chống thiếu máu, theo chỉ dẫn của thầy thuốc.

chia sẻ bài viết
Theo:  khoevadep.com.vn copy link
Tác giả: Ngọc Lê