Những người giàu có thực sự, họ sẽ không bao giờ cố tình phô trương về sự giàu có của mình. Nếu như bạn càng cố ngụy trang và dát vàng lên mặt để tạo ra vinh quang cho chính mình, điều đó lại phản tác dụng, càng chứng tỏ bạn là một người thiếu hiểu biết. Như lời cổ nhân căn dặn “Đời người như ly nước, ấm lạnh tự mình biết”. Đừng nên khoe khoang 3 thứ kẻo rước họa vào thân, tài phú sau này bị cản trở
1. Tiền bạc: Dù giàu có đến mấy cũng không nên khoe
Trong cuốn sách nổi tiếng của Lưu Khánh Nghĩa, Trung Quốc có một câu chuyện như sau:
Thế Công là một đại phú hào sống ở thời Tây Tấn, có tính ham mê phù phiếm rất cao. Nơi ở của ông không chỉ xa hoa mà nhà vệ sinh cũng phải vô cùng tinh tế và tinh xảo. Điều đáng nói, Thế Công không chỉ thích phô trương sự giàu có của mình mà còn thích tranh giành của cải. Có một lần, Thế Công đã tranh cãi với Vương Khải - cậu của vua. Cụ thể, Vương Khải ra lệnh sử dụng nước mạch nha để cọ nồi, ngay lập tức Thế Công liền cho người hầu dùng nến để đốt lửa thay cho củi. Khi Vương Khải ra lệnh dùng vải lụa tím làm hàng rào dài 100 dặm, Thế Công cũng ra lệnh dùng vải gấm đủ màu sắc để làm rào cản dài 50 dặm…Cuối cùng, Thế Công đã thắng. Tuy nhiên cũng vì điều này mà nhiều kẻ để ý, nảy sinh ý đồ hãm hại. Cuối cùng, Thế Công bị buộc tội âm mưu bất chính, bị tịch thu toàn bộ tài sản, đến cả tính mạng của mình cũng không thể nào giữ nổi.
Từ câu chuyện trên có thể thấy, khoe khoang không mang lại lợi ích gì. Bạn có thể thỏa mãn được lòng hư vinh trong phút chốc nhưng lại gây nên sự ganh ghét, đố kỵ của người khác cả cuộc đời. Chưa kể, nếu gặp phải kẻ tâm địa xấu xa, bạn đang gây rắc rối và nguy hiểm cho mình. Người khôn thường nhẫn nhịn, kẻ ngu thường tỏ vẻ ta đây hơn người. Đối với những người giàu có thực sự, họ sẽ không bao giờ cố tình phô trương về sự giàu có của mình. Họ sống khiêm tốn, biết tự hài lòng, đặc biệt cũng hiểu rằng tiền bạc không phải là thứ để so sánh hay khoe khoang.
2. Hạnh phúc: Đời người như ly nước, ấm lạnh tự mình biết
Đã là người trưởng thành thì đừng nên kể lể nỗi buồn của mình ra ngoài. Điều này cũng đúng với cả hạnh phúc.
Tâm lý chung của nhiều người đó là ghen tỵ và không muốn người khác sống tốt hơn mình. Nếu bạn cứ khoe khoang hạnh phúc của mình thì không tránh được việc bạn chính là cái gai trong mắt họ. Trong tương lai, điều này có thể gây ra những tai họa khó lường.
Đời này, suy cho cùng, ngoài cha mẹ thật lòng muốn chúng ta sống tốt, ngoài ra sẽ không có mấy người thực sự muốn tốt cho chúng ta. Hạnh phúc là để cảm nhận chứ không phải để "trưng bày", đừng khoe khoang hạnh phúc một cách tùy tiện.
Có một vài người thường xuyên khoe khoang niềm vui của mình mà mặc kệ cảm xúc của người khác. Trong nhiều trường hợp, sự khoe khoang không khiến bạn trở nên nổi bật hơn, trái lại nó còn hủy hoại hạnh phúc mà khó khăn lắm bạn mới có thể xây dựng được. Thói khoe khoang này cũng khiến bạn bị mọi người ghét bỏ và xa lánh.
3. Tri thức: Vốn hiểu biết là để truyền đạt không phải để khoe khoang
Thời cổ đại, có một học giả cảm thấy thư pháp của mình đã vô cùng hoàn thiện, dù với đại sư cũng không có gì thua kém. Sau đó, ông đã được mời đến Bắc Kinh để tham gia vào một cuộc họp với rất nhiều các học giả tài năng khác.
Trong đám đông, ông nhìn thấy một người cầm cây quạt trắng đi về phía mình liền mỉm cười tự đắc, định bụng sẽ đứng lên lấy cây quạt của người nọ để ghi lên vài chữ. Không ngờ người kia đang đi đến thì đột nhiên quỳ xuống, vị học giả lại càng thêm khoái chí: “Chỉ là viết thư pháp giúp cậu thôi, không nhất thiết phải hành lễ như thế”. Người kia nghe xong liền hốt hoảng: “Không phải, cái quạt này tôi mua đắt lắm, không thể lãng phí như thế được”.
Học giả nghe xong vô cùng xấu hổ, tưởng có dịp để trổ tài ai ngờ trong mắt của người ta, chữ của mình còn không đáng giá bằng cây quạt. Thầy của ông nghe xong nói rằng: “Con chưa hiểu sao? Làm người đừng nên tự cao tự đại, đừng nghĩ mình có chút kiến thức mà vội vàng khoe khoang, đắc ý, sẽ rất dễ bị vùi dập”.
Nếu tài năng chưa đủ, đừng quá đề cao chính mình. Núi cao còn có núi cao hơn, người tài trên đời này không thiếu. Người thực sự có năng lực, không cần phải nói ra cho cả thiên hạ biết. Việc bộc lộ quá nhiều tài năng sẽ chỉ dẫn đến sự thất bại. Nếu một người luôn thích thể hiện tài năng và thể hiện sự xuất chúng của mình thì chắc chắn sẽ phải hứng chịu nhiều sự ghen ghét và đố kỵ, chính là nguồn cơn của tai họa trong đời.