Ngành học hot lương 50 triệu đăng tuyển liên tục vẫn thiếu: 10 năm sau vẫn được săn đón

21:38, Thứ bảy 22/10/2022

( PHUNUTODAY ) - Ngành học này đang thu hút đông đảo thí sinh đăng ký với mức độ cạnh tranh khá khốc liệt bởi mức lương sau khi ra trường cao và nhu cầu thị trường lớn.

 Ngành Quan hệ Công chúng là ngành học mới nổi những năm gần đây bởi tính năng động và sáng tạo cao, thu nhập hấp dẫn, thị trường lao động khát nhân lực. Ngành học cũng thu hút lượng đông đảo thí sinh đăng ký với mức độ cạnh tranh khá khốc liệt.

1. Ngành Quan hệ Công chúng

Ngành Quan hệ công chúng tên tiếng Anh là Public Relations (viết tắt: PR), là ngành học được chú trọng đào tạo lập kế hoạch, duy trì cũng như phát triển các mối quan hệ giữa công ty và khách hàng, giữa tổ chức với công chúng... Mục đích công việc của ngành PR là nhằm tạo dựng sự hiểu biết và ủng hộ của công chúng, khách hàng với tổ chức, doanh nghiệp... Từ đó, tên tuổi, thương hiệu của doanh nghiệp, tổ chức sẽ được biết đến nhiều hơn, xây dựng nên cầu nối giữa các bên.

nganh-hoc-hot-luong-50tr-dang-tuyen-lien-tuc-van-thieu-5-nam-sau-van-khong-lo-that-nghiep_1

Nhờ có sự phát triển của công nghệ và truyền thông trong xu thế hiện nay, ngành PR đã nhận được sự quan tâm của rất nhiều bạn học sinh và phụ huynh trong những năm gần đây. Tại các doanh nghiệp, tổ chức, thậm chí với từng cá nhân, ngành PR cũng đóng vai trò thực sự cần thiết và quan trọng. Do đó, các công ty ngày càng có yêu cầu cao về chất lượng nguồn nhân lực quan hệ công chúng, mong muốn xây dựng một đội ngũ ngày càng chuyên nghiệp. 

Trong kỳ thi tuyển sinh đại học năm 2022, một trong ba ngành lấy điểm chuẩn cao nhất số đó chính là ngành Quan hệ Công chúng của Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội. Đặc biệt, đây đã là mức điểm được trường cân đối lại sau những lần lọc ảo nghiêm ngặt. Trước ngày 15/9, kết quả lọc ảo sau năm lần cho thấy thí sinh phải đạt 30 điểm (gồm cả điểm ưu tiên) mới trúng tuyển. Năm ngoái, điểm chuẩn của ngành Quan hệ công chúng khối C00 cũng ở mức rất cao là 29,3 điểm.

2. Cơ hội nghề nghiệp đa dạng

Từ lâu, ngành công nghiệp quảng cáo Việt Nam đã đạt doanh thu gần 1 tỷ USD. Ngoài ra, các tập đoàn, công ty sản xuất kinh doanh, các tổ chức cũng không thể thiếu một đội ngũ PR giỏi nghề, có đạo đức và trách nhiệm xã hội. Với số lượng doanh nghiệp như vậy thì cần ít nhất hơn 70.000 nhân sự để đáp ứng nhu cầu cho ngành. Tuy vậy, nhiều đơn vị tới thời điểm hiện tại vẫn gặp rất nhiều khó khăn để có thể xây dựng một đội ngũ nhân viên thực sự chuyên nghiệp.

nganh-hoc-hot-luong-50tr-dang-tuyen-lien-tuc-van-thieu-5-nam-sau-van-khong-lo-that-nghiep_2png

Theo kết quả nghiên cứu về “Thực trạng và nhu cầu nhân lực quan hệ công chức của các doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh” được đăng tải năm 2020 trên Tạp chí Công Thương: Nhu cầu nhân lực PR của các doanh nghiệp sẽ tiếp tục tăng lên nhanh cho đến năm 2025. Sau đó, tốc độ tăng mới bắt đầu có dấu hiệu giảm dần. Chính vì sự thiếu hụt về nguồn nhân lực, những sinh viên tốt nghiệp ngành PR đều có cơ hội việc làm rất cao, với sự lựa chọn đa dạng. Một số vị trí nghề nghiệp của ngành quan hệ công chúng như:

+ Chuyên viên PR: đảm nhận các vị trí công việc như phụ trách quan hệ báo chí, quan hệ cộng đồng, tổ chức sự kiện, tổ chức truyền thông nội bộ… tại các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước và tư nhân, tổ chức kinh tế, quốc tế và tổ chức xã hội, phi chính phủ….

+ Chuyên viên phân tích và tư vấn quan hệ công chúng: làm các công việc như trợ lý phân tích và lập báo cáo về môi trường truyền thông đối nội và đối ngoại của đơn vị, trợ lý xây dựng và thực hiện chiến lược truyền thông trong kinh doanh, phát triển đội ngũ nhân sự, xây dựng và phát triển thương hiệu. Các bạn sẽ làm việc tại các công ty, tổ chức tư vấn quản trị truyền thông doanh nghiệp, các Bộ và Sở, Ban, Ngành liên quan đến truyền thông.

+ Phóng viên, biên tập viên: làm việc tại các cơ quan báo, tạp chí, hãng thông tấn, đài phát thanh, đài truyền hình và các kênh truyền thông…

+ Nghiên cứu, giảng dạy môn Quan hệ công chúng và Truyền thông: làm việc trong các cơ sở giáo dục đại học, tham gia nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến truyền thông, quan hệ công chúng; trợ lý giảng dạy và tương lai có thể trở thành nghiên cứu viên, giảng viên cao cấp; nhà quản lý trong lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu về truyền thông và quan hệ công chúng.

3. Mức thu nhập hấp dẫn

Với nhiều vị trí công việc đa dạng khác nhau, sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường có nhiều lựa chọn việc làm phù hợp với khả năng và đam mê của bản thân, đồng thời cũng có cơ hội để nhận được những mức thu nhập khác nhau. Nhìn chung, ngành quan hệ công chúng thường có thu nhập khởi điểm ở mức trung bình, sau đó dần dần thăng tiến và là một trong những ngành nghề có thu nhập cao trong xã hội.

nganh-hoc-hot-luong-50tr-dang-tuyen-lien-tuc-van-thieu-5-nam-sau-van-khong-lo-that-nghiep_4

Mức lương trung bình cho một nhân viên ngành Quan hệ công chúng thuộc top cao so với các ngành khác, khởi điểm ở mức từ 7-15 triệu/tháng, thậm chí là hàng nghìn USD tùy vào khả năng và kinh nghiệm. Cụ thể như sau:

+ Đối với nhân viên chưa có kinh nghiệm làm việc tại các công ty, doanh nghiệp trung bình từ 250 – 500 USD (tương đương khoảng từ 5.5 - 10 triệu VNĐ/tháng).

+ Đối với chuyên viên đã có kinh nghiệm 1 - 2 năm tại các công ty, tập đoàn lớn có thu nhập cao hơn, từ 600-1000 USD/tháng (tương đương khoảng 13 - 23 triệu VNĐ/tháng).

+ Đối với quản lí cấp cao thâm niên lâu năm hay đào tạo tại nước ngoài, có mức lương dao động là từ 1000-2500 USD (tương đương khoảng 23 - 55 triệu VNĐ/tháng).

chia sẻ bài viết
Theo:  xevathethao.vn copy link
Tác giả: Vũ Thêm