Nhiều người nấu cơm điện xong, khi thấy nồi báo về nút giữ ấm là mở ra đảo cơm và bật lại, hoặc kiểm tra xem cơm như thế nào. Nhưng các chuyên gia khuyên không nên làm cách này. Khi cơm đã chín nếu bạn mở nắp ra khiến hơi nóng thoát ra khiến cơm chưa ủ đủ nhiệt và còn làm cơm tăng nguy cơ bị nhão, cóm không được chín đều và chín không kỹ. Do đó bạn nên để tầm ít nhất 15 phút rồi hãy mở nắp và làm tơi cơm vào thời điểm đó sẽ hợp lý hơn. Cơm chín không kỹ sẽ khiến cho tinh bột trong gạo không được biến đổi hết, cơm không đủ dẻo và ngọt ngon. Việc làm tơi cơm lên sau đó đậy nắp lại sẽ giữ ủ ấm để đến lúc ăn cơm tơi hơn không bị dính tảng.
Hơn nữa việc mở nắp nồi quá sớm, lượng hơi thoát ra nhanh và nhiều lúc đó rất nóng còn có thể khiến bạn bị nóng tay nóng mặt vì hơi bay lên nhiều. Thế là việc mở nắp nồi cơm quá sớm vừa khiến cơm không chín đẫy lại khiến bạn có nguy cơ bị bỏng.
Thế nhưng nếu nấu xong mà đợi lâu mới ăn mà không đánh tơi cơm lên thì khi ăn cơm bị đóng tảng, không tơi xốp và mùi chín nồng vì để quá lâu. Việc mở nắp nồi cơm nhiều lần trong quá trình nấu cũng khiến cho nồi cơm nhanh hỏng hơn và có nguy cơ tốn điện hơn vì đã can thiệp bất thường vào quy trình thông thường của chúng.
Do đó lời khuyên tốt nhất là nấu cơm để cơm trở về chế độ ấm xong tầm 15 phút thì mở ra đánh tơi cơm lên, nếu chưa ăn ngay thì đậy nắp và để ủ ấm tiếp. Nấu cơm điện nên ăn trong vòng 30 phút sau khi cơm chín, không nên để quá lâu cơm bị ải.
Nhiều gia đình "mặc cảm" rằng cơm nấu nồi điện không đủ nhiệt như nấu nồi gang bếp củi xưa nên thay bật công tắc nồi cơm nấu đi nấu lại, thậm chí vì thích ăn cháy nên bật nhiều lần cho cháy. Cách làm này khiến nồi nhanh hỏng. Bây giờ đã có dạng nồi cơm chuyên dụng cao tần nấu được nhiều chế độ, trong đó có chế độ nấu cơm niêu cơm cháy. Bạn muốn ăn cháy thì nên chọn nồi chuyên dụng đó.
Những lưu ý khi sử dụng để nâng cao tuổi thọ của nồi cơm điện:
Rửa đáy nồi sau khi ăn
Nếu bạn ăn không hết cơm thì nên bỏ chúng vào tô, hộp cất đi, còn nồi vẫn mang đi rửa. Vì nồi cơm điện có lớp chống dính. Việc để dư cơm trong nồi lâu, không rửa sẽ không tốt cho nồi. Nồi nên rửa và úp xuống cho khô ráo.
Bạn cũng không nên để cơm trong nồi qua đêm vì nó càng gây hại tăng nguy cơ phát triển vi khuẩn nấm.
Thường xuyên lau rửa phần vỏ nồi
Phần nắp nồi thường dễ bị chua, thiu nên thường xuyên cần vệ sinh. Vệ sinh nắp nồi sẽ khó hơn vệ sinh đáy nồi nên nhiều gia đình quên và ngại. Vi khuẩn có thể sinh sôi trong nắp nồi. Bạn cần tháo phần nắp hơi, bộ phận hứng nước ra vệ sinh thường xuyên nhé. Không chịu khó vệ sinh nồi sẽ nhanh hỏng và các lần sau nấu cơm sẽ không ngon.
Không để nồi cơm lên tủ lạnh
Nóc tủ lạnh hay các thiết bị điện tử thiết bị sinh nhiệt khác sẽ ảnh hưởng tuổi thọ của nồi cơm. Do đó không nên đặt nồi cơm điện lên trên nóc những vật này và cũng không nên để chúng quá gần bếp đang nấu vì sẽ bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ cao. .