Chị Trần Thị Dung sống tại Nghệ An, đã chia sẻ câu chuyện của mình để các bà mẹ bỉm sữa lấy làm bài học. Số là tháng trước, vợ chồng chị đưa con đi về quê nội nghỉ hè. Sau những ngày chơi thoải mái con trai chị bỗng lên cơn sốt cao. Ban đầu chỉ 380C, sau 2 tiếng tăng vọt lên 39,5 độ C và bé lên cơn co giật khiến chị Dung vô cùng sợ hãi. Chị nhớ có lần ai đó bảo thả miếng chanh vào miệng con giúp bé hạ sốt nhanh. Nên chị đã làm theo, nhưng không ngờ con trai chị bị sặc chanh và người tím tái lại gia đình vội vàng đưa bé tới bệnh viện cấp cứu.
Các bác sĩ Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhi Đồng 1 TPHCM tiếp nhận bé trai 4 tuổi được người nhà đưa đến trong tình trạng thở khó, tím tái, lơ mơ, tiếp xúc kém trong tình trạng vô cùng nguy kịch. Tại đây, các bác sĩ phải khai thông đường thở, loại bỏ đàm nhớt trong miệng bé, đặt ống nội khí quản để bé có thể thở được.
Khi cấp cứu cho bệnh nhân các bác sĩ đa lấy ra nhiều tép chanh tươi và những lát gừng được thái mỏng trong cổ họng của bé làm nghẹt đường thở khiến cho bé nguy kịch hơn.
Chuyên gia khuyến cáo những lưu ý khi trẻ co giật
Trong nhà có trẻ nhỏ các bậc phụ huynh cần phải lưu ý điều này nếu trẻ co giật do sốt cao, người lớn chỉ cần nhanh chóng hạ sốt bằng cách đặt thuốc hạ sốt vào hậu môn, cho trẻ mặc đồ thoáng mát, dùng nước ấm lau người cho trẻ, lau nhiều ở vùng bẹn, nách, theo dõi sốt ở trẻ, sốt cao không hạ phải đưa trẻ đến bệnh viện ngay.
Khi trẻ co giật cha mẹ không nê cho ngón tay, thìa, đũa hay bất kỳ vật gì voa miệng tẻ sẽ khiến tình trạng khó thở của bé tăng thêm. Cha mẹ nên giữ thật chặt tay chân của bé. Nới lỏng quần áo cho bé thở dễ dàng hơn rồi sau đó đưa con tới bệnh viện gần nhất càng nhanh càng tốt.