Con thường xuyên quấy khóc, bố mẹ phải "xử lý" thế nào?

19:47, Thứ bảy 23/10/2021

( PHUNUTODAY ) - Trong 3 tháng đầu đời, rất khó để “đọc vị” được lý do bé quấy khóc nhiều. Bé có thể chợt khóc chợt nín và nhiều khi việc ôm ấp, dỗ dành hay cho bú cũng chẳng thể làm dịu tiếng khóc của trẻ.

1 - Trẻ quấy khóc, mẹ hãy phản ứng lại với bé

Với trẻ chưa biết nói, khóc là cách để giao tiếp và tin rằng sẽ có người đáp trả tiếng khóc của mình. Nếu bạn thường xuyên không phản hồi lại khi bé khóc, con không những sẽ cảm thấy bất lực mà còn thấy mình không có giá trị.

Trên thực tế, một số nghiên cứu chỉ ra rằng những bé nhận được sự phản ứng của bố mẹ thường xuyên và kịp thời từ lúc còn là trẻ sơ sinh sẽ ít khóc hơn khi bé bắt đầu tập đi. Bé khóc càng lâu thì bạn sẽ càng mất nhiều thời gian để dỗ cho bé nín. Dĩ nhiên là bạn không thể luôn luôn bỏ mọi thứ để đáp lại tiếng khóc của bé, chẳng hạn như khi bạn đang tắm, đang nấu ăn, đang trả lời điện thoại…

Empty

Thỉnh thoảng, bạn cũng có thể để bé khóc trong một lát, miễn là bé không gặp vấn đề gì trong lúc đợi bạn. Việc để bé khóc trong 10 – 15 phút sẽ không làm tổn thương bé nhưng cần đảm bảo con đang ở chỗ an toàn.

Đối với trường hợp đặc biệt không thể dỗ bé nín, các chuyên gia đề xuất bạn tạo ra một thói quen hằng ngày là hãy để trẻ quấy khóc trong vòng 10 – 15 phút ở một nơi an toàn sau đó bế bé lên và dỗ dành trong khoảng 15 phút nữa, rồi đặt bé xuống và lặp lại. Đừng lo lắng về việc bạn luôn kịp thời đáp ứng bé sẽ khiến con ỷ lại. Sự quan tâm của bạn không làm tăng sự phụ thuộc của bé. Trên thực tế, có một sự đối nghịch lại khá thú vị: những em bé luôn luôn được đáp ứng nhu cầu một cách dễ dàng thường sẽ tự lập và ít đòi hỏi hơn.

2 - Các nguyên nhân trẻ quấy khóc nhiều

Do bé đói: Đây có thể là điều đầu tiên cha mẹ thường nghĩ đến khi thấy con khóc. Một số dấu hiệu nhận biết cơn đói ở bé sơ sinh là bé quấy khóc nhiều, miệng nhóp nhép.

Do tã dơ: Khi tã hoặc bỉm bị dơ, một số trẻ sẽ gửi tín hiệu ngay đến cha mẹ khi muốn được thay tã. Một số khác có thể chịu đựng tã bẩn lâu hơn. Trong cả hai trường hợp, cha mẹ hãy kiểm tra thử tã của bé và thay ngay nếu cần thiết.

Do gắt ngủ, buồn ngủ: Người lớn thường nghĩ rằng khi trẻ đã mệt có thể lăn ra ngủ vào bất cứ lúc nào, ở bất cứ đâu. Thật ra mọi chuyện không dễ như vậy, một số trẻ có thể quấy khóc và gắt ngủ, nhất là khi bé quá mệt.

Empty

Muốn được cha mẹ ôm ấp, vỗ về: Trẻ sơ sinh thường rất cần sự âu yếm, vỗ về, cảm giác được bảo vệ che chở. Bé thích được cảm nhận được sự hiện diện của cha mẹ thông qua khuôn mặt, giọng nói. Thậm chí nhiều trẻ còn nhận biết được mùi hương đặc trưng của từng người. Khóc có thể là cách bé đòi được yêu thương, ôm ấp.

Bé bị khó chịu vùng bụng (đầy hơi, đau bụng hoặc các vấn đề khác): Trong thực tế, chứng đau bụng ở trẻ nhũ nhi được định nghĩa là tình trạng khóc không thể dỗ dành, ít nhất 3 giờ mỗi ngày, 3 ngày mỗi tuần và kéo dài ít nhất 3 tuần liền. Nếu thường xuyên thấy bé quấy khóc nhiều ngay sau khi bú, rất có thể bé bị đau bụng. Nhiều cha mẹ tự chữa cho con bằng thuốc chống đầy hơi nhưng tốt nhất hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các thuốc này.

Bé cần ợ hơi: Cho bé ợ hơi không phải việc làm bắt buộc nhưng có thể sẽ khá hữu ích nếu cha mẹ thấy con khóc sau khi ăn. Nhiều trẻ có thói quen nuốt nhiều khí khi bú mẹ hoặc bú bình khiến khí bị kẹt lại gây khó chịu.

Quá lạnh hoặc quá nóng: Khi thay bỉm hoặc vệ sinh, tắm hoặc do điều hòa, thời tiết....trẻ có thể cảm thấy lạnh và phản ứng bằng cách khóc. Trẻ sơ sinh thích được ủ ấm nhưng không được quá nóng. Nhìn chung, trẻ ít khi phàn nàn vì bị nóng so với bị lạnh, và khi bị nóng chúng sẽ không khóc quá gay gắt như khi bị lạnh

Trẻ mọc răng: Mọc răng có thể là một trải nghiệm đau đớn vì khi răng mọc sẽ xuyên qua lớp lợi cứng gây đau. Mức độ khổ sở vì mọc răng ở các bé rất khác nhau nhưng nhìn chung chẳng bé nào tránh khỏi khó chịu hoặc rơi nước mắt tại một thời điểm nhất định trong suốt thời kỳ mọc răng.

Không muốn bị tác động, kích thích: Trẻ sơ sinh rất nhạy cảm và cảm nhận được mọi kích thích từ thế giới xung quanh như ánh sáng, âm thanh, bị truyền tay hết người này sang người khác... Nhưng do còn quá nhỏ nên đôi khi bé không thể chấp nhận tất cả các kích thích này. Lúc này khóc có thể là cách bé muốn nói “con mệt lắm rồi”.

Muốn được kích thích nhiều hơn: Một số trẻ khá “hiếu động” và háo hức khám phá thế giới. Thông thường cách duy nhất để trẻ thôi quấy khóc là giữ cho bé luôn vận động. Tất nhiên, điều này có thể khiến các bậc cha mẹ kiệt sức. Vậy nên hãy lên ý tưởng cho nhiều hoạt động như kết hợp gặp gỡ với các gia đình có em bé. Đưa trẻ tới những nơi phù hợp cho trẻ em như sân chơi, viện bảo tàng dành cho trẻ nhỏ hoặc vườn thú.

Bé không được khỏe: Nếu cha mẹ đã vỗ về và đáp ứng đầy đủ các nhu cầu cơ bản mà bé vẫn không ngừng khóc thì cần tìm kiếm các dấu hiệu bệnh tật, chẳng hạn cặp nhiệt độ để xem bé có sốt không. Hãy chuẩn bị sẵn tâm lý đưa bé đi khám nếu cần thiết.

Những lý do nhỏ nhặt khác

Một số bé quấy khóc nhiều vì những vấn đề rất khó phát hiện, như khi có sợi tóc thít chặt quanh ngón chân hoặc ngón tay gây nghẽn tuần hoàn máu. Các bác sỹ gọi tình trạng gây đau đớn này là “hội chứng garô ngón”. Đây là một trong những dấu hiệu cha mẹ cần kiểm tra khi thấy bé khóc không rõ lý do.

3 - Bố mẹ nên làm gì khi con quấy khóc nhiều

Empty
  • Trẻ quấy khóc, mẹ nên gần gũi với bé hơn
  • Quấn tã cho bé: Việc được bao bọc chặt trong tã hay khăn lại thường rất thoải mái đối với vài trẻ sơ sinh, ít nhất là trong lúc quấy khóc.
  • Ôm ấp, âu yếm bé cũng là mẹo chữa trẻ hay quấy khóc
  • Tạo sự thoải mái cho bé
  • Tạo một chút áp lực lên bụng bé
  • Tuân thủ lịch trình sinh hoạt của con
  • Thử cho ngậm núm vú giả
  • Tìm không gian mới để dỗ trẻ quấy khóc
  • Giảm lượng khí mà bé nuốt
  • Làm giảm sự phấn khích của bé
  • Nếu thấy trẻ quấy khóc, hãy xem lại chế độ ăn uống
  • Trẻ quấy khóc dữ dội, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ

Hy vọng với những chia sẻ trên, bạn đã có cách đối phó với những cơn quấy khóc của bé hiệu quả.

chia sẻ bài viết
Theo:  khoevadep.com.vn copy link
Tác giả: Mộc