Đang giãn cách mà con nhỏ bị sốt có nên đi viện không: Bác sĩ nhi nói cách xử trí đúng từng trường hợp

( PHUNUTODAY ) - Trong giai đoạn giãn cách xã hội, nhiều nhà ở trong khu vực phong tỏa, phụ huynh cần làm gì nếu con sốt không rõ nguyên nhân?

Chia sẻ với Sức khỏe & Đời sống, BS. Đào Trường Giang (Khoa Nhi - Bệnh Viện Xanh Pôn) hướng dẫn cách chăm sóc và dùng thuốc hạ sốt cho trẻ tại nhà.

Cách đo nhiệt độ và phát hiện trẻ sốt

Khi nghi ngờ trẻ ốm, thấy trẻ mệt mỏi, kém ăn, ít chơi, quấy khóc, ho, nôn trớ, tiêu chảy hoặc khi thấy chân, tay trẻ bị lạnh, trán nóng...

Có thể dùng loại nhiệt kế thủy ngân hoặc nhiệt kế điện tử để đo thân nhiệt cho trẻ.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Cách dùng thuốc hạ sốt cho trẻ tại nhà

Khi con bị ốm sốt không rõ nguyên nhân, cha mẹ nên cố gắng liên hệ với một bác sĩ nhi khoa để được tư vấn.

Paracetamol hoặc ibuprofen... là các loại thuốc hạ sốt an toàn nhất cho trẻ.

Cách dùng paracetamol

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Paracetamol có nhiều chế phẩm, nhiều dạng bào chế nên khi đã dùng một loại thuốc có chứa paracetamol thì không dùng loại thuốc khác cũng chứa hoạt chất này.

Đọc kỹ thành phần thuốc, hướng dẫn trước khi sử dụng để tránh dùng quá liều.

Paracetamol có nhiều hàm lượng (80, 150, 250, 500) phù hợp với từng độ tuổi, cân nặng của trẻ. Liều lượng hạ sốt của paracetamol được tính như sau: 10-15mg/kg cân nặng/lần. Lần uống thuốc sau phải cách lần trước 4 tiếng.

Cách dùng Ibuprofen

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Ibuprofen cũng là thuốc hạ sốt an toàn cho trẻ và có nhiều chế phẩm đang được bán trên thị trường. Ibuprofen thường loại lọ 20mg/ml. Liều dùng của ibuprofen được tính 10mg/kg cân nặng/lần. Lần uống sau cách lần trước trên 6 tiếng.

Đối với ibuprofen, cha mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng cho con. Nếu nghi ngờ trẻ bị sốt xuất huyết hoặc nằm trong vùng dịch sốt xuất huyết thì không được dùng loại này để hạ sốt.

Thông thường, sau khi uống thuốc khoảng 30 phút đến 1 tiếng, trẻ sẽ hạ sốt dần. Nếu trong khoảng thời gian đó, trẻ không hạ được sốt hoặc lên cơn sốt cao mau hơn thời gian uống thuốc hạ sốt lần sau thì cần gọi ngay cho bác sĩ.

Sau khi uống thuốc, hầu hết trẻ sẽ hạ sốt nên không cần chườm ấm, chườm mát vì có thể khiến bé khó chịu. Chỉ chườm nếu trẻ uống thuốc được 30 phút mà vẫn sốt cao.

Nếu trẻ không số liên tục, không sốt kéo dài thì không cần uống oresol. Trẻ không thích uống thì không nên ép, có thể bổ sung cho trẻ nước trái cây, nước lọc.

Khi nào phải cho trẻ bị sốt đi khám?

- Trẻ dưới 3 tháng mà có sốt thì cần đưa đi khám ngay.

- Trẻ từ 3 tháng đến 3 tuổi sốt từ 39 độ C trở lên.

- Trẻ từ 3 tháng đến 3 tuổi sốt dưới 39 độ C nhưng kéo dài hơn ba ngày hoặc dưới 3 ngày nhưng trẻ mệt.

- Trẻ em ở mọi lứa tuổi có sốt từ 40 độ C.

- Trẻ ở bất kỳ lứa tuổi nào sốt kèm theo rét run, co giật, li bì, nôn nhiều, đau đầu…

- Trẻ bị sốt, hết sốt rồi sốt lại trong vòng 1 tuần.

- Trẻ bị bệnh mạn tính như bệnh tim bẩm sinh, ung thư, bệnh thận …

- Trẻ bị sốt mà có phát ban, đặc biệt là ban xuất hiện khi đang sốt.

Có cần làm xét nghiệm Covid-19 không?

Nếu gia đình đang nằm trong khu vực có nguy cơ, có yếu tố dịch tễ thì phụ huynh nên khai báo y tế để được làm xét nghiệm Covid-19.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link