Di chứng thần kinh vì tiêm phòng viêm não Nhật Bản không đủ liều

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Thông thường với các văcxin khác chỉ cần tiêm một mũi là đã có hiệu lực bảo vệ trẻ (dù thấp); văcxin phòng viêm não Nhật Bản thì ngược lại.

Gần đây, do tình trạng tai biến sau tiêm chủng xảy ra nhiều khiến các phụ huynh ở các gia đình có con nhỏ tỏ ra lo ngại không tiêm phòng cho trẻ hoặc đã tiêm một mũi rồi ngừng luôn. Điều này đã gây nguy hại cho con trẻ vì tiêm chủng không đủ liều không những không thể làm tăng miễn dịch cho trẻ mà còn khiến trẻ vẫn dễ dàng mắc những bệnh nguy hiểm.

Mô tả ảnh.
Ảnh minh họa.

Bị di chứng thần kinh nếu tiêm chủng viêm não Nhật Bản không đủ liều

Một trường hợp đáng tiếc  đã xảy ra vào tháng 7/2014, bé Phàng Vạng Trông 5 tuổi ( Phù Yên, Sơn La) bị viêm não Nhật Bản B và cấp cứu tại bệnh viên Bạch Mai (Hà Nội). Theo gia đình thì ban đầu bé sốt 39,5 độ C kèm theo các biểu hiện đau đầu, mệt mỏi. Khi gia đình đưa tới trạm y tế khám, rồi chuyển lên bệnh viện đa khoa tuyến huyện thì bác sỹ kết luận bé bị sốt không rõ nguyên nhân.

Tiếp đến, bé được chuyển tiếp lên Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội). Sau 3 giờ, vì tình trạng nặng, bé được chuyển vào khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cấp cứu thì bác sĩ kết luận, bé vừa bị viêm não Nhật Bản, lại vừa bị nhiễm khuẩn huyết, hôn mê. Nếu may mắn cứu được thì khả năng để lại di chứng thần kinh cũng rất nặng nề.

Tuy nhiên, một thực trạng đáng tiếc là cha của bé Vạng làm y tế thôn đã 7 năm và là người đi tuyên truyền các bậc phụ huynh khác cho con em mình đi tiêm chủng. Còn chính anh lại “bỏ sót” con mình, chỉ tiêm một mũi đầu tiên và cũng không nhớ phải tiêm mũi tiếp theo khi nào.

Giải đáp về vấn đề này, T.S Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế nhấn mạnh, thông thường với các văcxin khác chỉ cần tiêm một mũi là đã có hiệu lực bảo vệ trẻ (dù thấp); văcxin phòng viêm  não Nhật Bản thì ngược lại. Nếu chỉ tiêm một mũi văcxin thì không có hiệu lực bảo vệ, tiêm đủ 2 mũi hiệu lực bảo vệ đạt trên 80%. Tiêm đủ 3 mũi thì hiệu lực bảo vệ đạt 90-95% trong khoảng 3 năm. 

Theo Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, tất cả mọi người, mọi lứa tuổi nếu chưa có miễn dịch với virus viêm não Nhật Bản đều có thể mắc bệnh. Bệnh chủ yếu gặp ở trẻ dưới 15 tuổi, chiếm hơn 90% số ca mắc, trong đó đa số là trẻ 1-5 tuổi. Do có văxin viêm não Nhật Bản nên trong những năm qua, tuổi nhóm trẻ mắc bệnh chủ yếu đã nâng lên. Tại Việt Nam tỷ lệ mắc cao nhất ở nhóm trẻ em 5-9 tuổi hoặc lớn hơn.

Bệnh khởi đầu với các biểu hiện như sốt cao, đau đầu, buồn nôn, nôn, co giật, rối loạn ý thức, lờ đờ, hôn mê từ nhẹ đến nặng. Trường hợp nặng thì rối loạn hô hấp, tim mạch, nặng hơn thì ngừng thở. Viêm não Nhật Bản nguy hiểm vì tỷ lệ tử vong cao, dễ để lại di chứng thần kinh nặng nề.

Viêm não Nhật Bản có thể lây qua đường những con đường nào

Bệnh lý não – màng não do nhiễm trùng là tình trạng viêm nhiễm mô não, màng não, hoặc do cả vi trùng và siêu vi trùng gây nên.

Bệnh có thể gây tử vong hoặc để lại di chứng nặng nề về thần kinh. Bệnh chiếm tỷ lệ 1-5 trên tổng số 100.000 người. Không phải tất cả mọi người tiếp xúc với tác nhân gây bệnh đều mắc bệnh này.

Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM), trong bệnh lý não màng não cần phân biệt rõ hai nhóm lớn là viêm não và viêm màng não. Viêm não là tác nhân gây bệnh tấn công trực tiếp vào nhu mô não và nguyên nhân thường thấy là siêu vi đường ruột hay siêu vi gây viêm não Nhật Bản.

Trong khi đó viêm màng não là do tác nhân gây bệnh tấn công vào màng bao quanh não và khi nặng mới có ảnh hưởng đến não. Và tùy theo nguyên nhân gây bệnh, mà bệnh lý não, màng não có tên gọi khác nhau như  viêm não Nhật Bản là viêm não do siêu vi trùng viêm não Nhật Bản gây nên.

Bệnh có thể lây qua đường muỗi đốt và thường gặp ở vùng nông thôn, miền núi. Viêm não do siêu vi trùng đường ruột (enterovirus) tấn công vào não gây viêm não và nguy hiểm nhất là enterovirus 71.Viêm màng não hay nhiễm trùng huyết do não mô cầu có tác nhân là vi trùng não mô cầu.

Đây là bệnh tử vong nhanh nếu gặp thể tối cấp.Viêm màng não do HIB là do vi trùng HIB gây ra, đây là vi trùng rất thường gặp ở trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi…Triệu chứng của bệnh não và viêm màng não khi ở thể nặng thường liên quan tới bệnh lý thần kinh như lừ đừ, kích thích vật vã, run rẩy, co giật và hôn mê. Trước đó thường có các triệu chứng như sốt, nôn ói, bỏ ăn, đau đầu thậm chí nhiều trẻ bị tiêu chảy liên tục…

Bên cạnh đó tùy theo nguyên nhân gây bệnh và bệnh nhận có những triệu chứng khác theo kèm như nổi mụn nước ở lòng bàn tay chân, mông, gối, xuất huyết hoại tử da… 

Cách phòng chống viêm não Nhật Bản và tiêm chủng đủ liều

Để phòng ngừa bệnh lý não - màng não cần nhiều biện pháp tùy theo mỗi loại bệnh như viêm não Nhật Bản là nên dọn dẹp vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, diệt muỗi, ngủ màn. Với viêm não do siêu vi trùng đường ruột là bảo đảm vệ sinh khi ăn uống, đặc biệt là rửa tay trước khi ăn. Ngoài ra việc tiêm phòng  vắcxin cũng rất quan trọng nhưng một vắc xin chỉ phòng được một bệnh não - màng não mà thôi.

Hiện nay ở Việt Nam có thuốc chủng ngừa viêm não Nhật Bản, ngừa viêm màng não do HIB là 2 vắc xin có nhiều hiệu quả phòng ngừa. Riêng bệnh viêm màng não do não mô cầu thì chỉ có văcxin phòng tuýp A và C và hiệu quả cũng không nhiều nên để phòng ngừa bệnh này điều quan trọng nhất là vệ sinh môi trường và phát hiện trường hợp bệnh đầu tiên để phòng ngừa cho người xung quanh bằng cách cho uống thuốc.

Ngành y tế khuyến cáo cha mẹ tuân thủ lịch tiêm chủng như sau:

Đối với trẻ dưới 5 tuổi: Tiêm 3 liều cơ bản theo lịch tiêm của chương trình tiêm chủng mở rộng. 

- Mũi 1: Lúc trẻ đủ 1 tuổi;

- Mũi 2: Sau mũi 1 từ 1 đến 2 tuần;

- Mũi 3: Sau mũi 2 là một năm.

Sau đó cứ 3-4 năm tiêm nhắc lại một lần cho đến khi trẻ qua 15 tuổi.

Đối với trẻ trên 5 tuổi nếu chưa từng được tiêm văcxin thì cũng tiêm với 3 liều cơ bản. Khoảng các các mũi cũng tương tự như trên. 

Bé gái bị mẹ đẻ nhúng tay vào nước sôi, rắc muối vào vết thương
 Khắp người cô bé là những vết sẹo, đôi bàn tay phồng rộp vì bị nhúng vào nước sôi, kinh khủng hơn người mẹ này còn nhẫn tâm rắc muối vào những vết thương đang phồng rộp này.
Phát hiện thịt lợn nhiễm khuẩn gây tiêu chảy ở Hà Nội và TP HCM
 Qua kiểm tra, tại Hà Nội đã phát hiện 5/35 mẫu thịt nhiễm khuẩn gây tiêu chảy Salmonella.
Cái kết của gái 30 nhắm mắt đưa chân lấy chồng
Tôi đồng ý lấy anh dù tình cảm chỉ là từ một phía. Tôi nhắm mắt đưa chân phó mặc cho số phận mình khi bước chân về nhà chồng.
 
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn