Đời người gặp phải 3 sai lầm này cứ tưởng là họa, nào ngờ lại là điều may mắn

( PHUNUTODAY ) - Người xưa nói: “Là phúc thì không phải họa, đã là họa thì tránh không được”. Con người thời hiện đại đang chạy theo cảm thụ tận hưởng tiện nghi vật chất, rất ít người quan tâm đến họa phúc có hình dáng như thế nào…

Buông bỏ

Dù ở bất kỳ thời kỳ nào thì mọi sự vật, hiện tượng cũng đều vận hành một cách tuần hoàn. Khi chúng ta lựa chọn làm một việc gì đó, nó có thể sẽ mang đến lợi ích cho chúng và cũng đem đến cả tai họa.

Kết quả như nào đều do chính chúng ta tự chọn lấy. Với nhiều người việc từ bỏ một thứ lợi ích trước mắt là ngu ngốc, nhưng thực tế thì có thể những thứ đó chưa chắc đã có trong mệnh của mình.

Khi cố cưỡng cầu sẽ vô tình làm tổn hại bản thân, hơn nữa nó còn làm giảm đi phúc báo của chính mình. Loại được mất này nhất thời rất khó nhìn ra. Tuy nhiên, nếu người ta vẫn cố giành cho bằng được lợi ích đó thì cái giá phải trả cũng không nhỏ chút nào. Bởi vậy nên đôi khi chúng ta tưởng bản thân mình sẽ chịu mất mát lớn, nhưng nếu biết buông bỏ thì ông Trời sẽ đền bù tổn thất cho bạn ở phương diện khác. Cổ nhân thường nói: “Tái ông mất ngựa, làm sao biết được đó lại là phúc”, chính là đạo lý này.

9-dieu-khong-qua-ai-cung-phai-nam-de-thau-tron-an-yen-2-201833

Chịu thiệt

Có người nói, chịu thiệt, chịu khổ là tốt. Tuy nhiên thì một số người khi phải đối diện với thực tế này lại cảm thấy không vui. Bởi vì, ánh mắt của họ luôn nhìn vào danh và lợi, do đó họ không muốn chịu thiệt, họ chỉ muốn nổi danh và có nhiều lợi ích.

Ví dụ như ở cơ quan bạn bị đồng nghiệp hoặc cấp trên yêu cầu không phải làm nhiệm vụ của mình, bạn sẽ cảm thấy thua thiệt, bị người khác lợi dụng. Về lâu dài, cái tâm không chịu thiệt sẽ khiến bạn muốn vùng lên tranh giành quyền lợi. Cũng trong quá trình đó, bạn sẽ nghĩ ra đủ loại mưu mẹo chỉ vì không muốn bản thân phải chịu tổn thương.

Nhưng nhìn sang góc độ khác, đôi lúc chịu thiệt sẽ giúp bạn trưởng thành hơn ở nhiều phương diện như đối nhân xử thế, kinh nghiệm làm việc. Đây gọi là “có chịu thua thiệt mới có thể đạt được lợi ích”.

3-cai-sai-lon-o-doi-nguoi-ai-cung-can-phai-biet-2-215642

Nhường nhịn

Đây là điều mà nhiều người không thể làm được. Đối với lợi ích trước mắt thì họ nhất mực tranh giành đến mức chết ta sống, không ai nhường ai. Những người không muốn nhường nhịn đôi khi là do sự cố chấp của bản thân, nên càng không muốn thua kém trước người khác. Nhưng người biết nhường nhịn lại luôn có tấm lòng rộng mở, họ hiểu được mọi thứ đều có đạo lý riêng của nó. Cách làm của đối phương chưa hẳn là không tốt, có lẽ bản thân vẫn còn có chỗ thiếu sót. Hơn nữa, khi cố gắng tranh đấu không ngừng, sau này nhìn lại sẽ thấy xấu hổ vì thấy bản thân là người hẹp hòi ích kỷ.

Cổ nhân có câu: ''Hiểu thiện ác, hướng đến hiểu họa phúc”. Bởi vì người xưa coi trọng đạo lý Thiên nhân hợp nhất, cũng vô cùng coi trọng nhân quả. Trong tâm ôm giữ thiện niệm, thật lòng suy nghĩ cho người khác đôi lúc bạn sẽ gặp phải những chuyện không như ý. Nhưng rồi sẽ gặt hái được kết quả.

Theo:  saigonthethao.thethaovanhoa.vn copy link