Đối tượng nào được ưu tiên khi khám chữa bệnh bằng BHYT?
Tại Khoản 4 Điều 3 Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 quy định nguyên tắc trong hành nghề khám, chữa bệnh là ưu tiên khám, chữa bệnh đối với trường hợp sau:
- Trẻ em dưới 6 tuổi;
- Người khuyết tật nặng;
- Người từ đủ 80 tuổi trở lên;
- Người có công với cách mạng;
- Phụ nữ có thai.
- Cấp cứu, gồm:
+ Cấp cứu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
+ Cấp cứu ngoài cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm ưu tiên mọi điều kiện về nhân lực và phương tiện tốt nhất cho việc cấp cứu người bệnh.
Tuy nhiên, ngoài đối tượng người có công với cách mạng và mức hưởng BHYT số 2 còn nhiều đối tượng khác cũng có mức hưởng BHYT số 2 nhưng không thuộc đối tượng ưu tiên khám, chữa bệnh theo quy định tại Khoản 4 Điều 3 Luật Khám bệnh, chữa bệnh nêu trên như người thuộc hộ gia đình nghèo, thân nhân người có công với cách mạng…
(Khoản 4 Điều 3, khoản 1 Điều 54 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009)
Phạm vi hưởng bảo hiểm y tế
Về phạm vi hưởng bảo hiểm y tế, căn cứ Khoản 1 Điều 21 Luật Bảo hiểm y tế 2008 quy định người tham gia bảo hiểm y tế được Quỹ Bảo hiểm y tế chi trả các chi phí:
Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, khám thai định kỳ, sinh con;
Vận chuyển người bệnh từ tuyến huyện lên tuyến trên đối với đối tượng quy định tại các Điểm a, d, e, g, h và i Khoản 3 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008 trong trường hợp cấp cứu hoặc khi đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật.