Dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý
1. Thiếu máu thiếu sắt (trẻ trong độ tuổi dậy thì)
Một trong những nhóm đối tượng có nguy cơ thiếu sắt cao đó chính là trẻ trong độ tuổi dậy thì (8-13 tuổi đối với bé gái, 9-14 tuổi đối với bé trai). Nguyên nhân là do nhu cầu sắt tăng lên đáng kể trong quá trình tăng trưởng. Đặc biệt ở các bé gái, trong thời kỳ này sẽ bắt đầu xuất hiện kinh nguyệt và thường bắt đầu biết làm đẹp vóc dáng bằng các chế độ ăn kiêng. Do vậy các bé gái rất dễ bị thiếu máu thiếu sắt dẫn đến tình trạng hoa mắt, chóng mặt khi đứng lên, ngồi xuống. Theo các nghiên cứu khoa học, trung bình một bé gái một bé gái từ 14 - 18 tuổi cần khoảng 15mg sắt mỗi ngày và bé trai cần 11mg sắt mỗi ngày.
Nếu để tình trạng thiếu sắt này kéo dài sẽ dẫn đến rất nhiều những hệ quả nghiêm trọng đối với sức khỏe như làm suy giảm chức năng của hệ hô hấp và hệ tim mạch dẫn đến tình trạng hoa mắt, chóng mặt như đã nói ở bên trên. Ngoài ra, bạn có thể gặp các triệu chứng nguy hiểm khác như rụng tóc, bung móng, giảm trí nhớ cũng như trí thông minh, hệ miễn dịch và khả năng sinh sản bị suy giảm...
2. Hạ huyết áp tư thế đứng
Hạ huyết áp tư thế đứng hay còn có tên gọi khác là hạ huyết áp tư thế, là một hình thức của huyết áp thấp xảy ra khi đứng lên từ tư thế ngồi hoặc nằm. Khi mắc hạ huyết áp tư thế đứng bạn sẽ cảm thấy chóng mặc hoặc choáng váng, nghiêm trọng hơn là ngất xỉu. Bất cứ ai cũng có thể bị hạ huyết áp tư thế đứng tuy nhiên người lớn tuổi có tỉ lệ phần trăm bị bệnh cao hơn.
Hạ huyết áp tư thế đứng thường khá nhẹ, chỉ choáng váng mất vài phút khi bạn đứng lên hoặc ngồi xuống. Tuy nhiên, nếu cứ để tính trạng này kéo dài có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn. Vì vậy bạn nên đến khám bác sĩ ngay khi có thể.
Ngoài hai bệnh lý chủ yếu trên, việc hoa mắt, chóng mặt khi đứng lên hoặc ngồi xuống có thể là dầu hiệu của nhiều các bệnh lý khác ở hệ thần kinh, tim mạch, bệnh thiếu máu hoặc xuất huyết đường tiêu hóa...
Cách phòng tránh và cải thiện
- Hãy đến ngay bác sĩ để biết được tình trạng của bản thân ra sao, có bị thiếu máu hay không, từ đó làm cơ sở để có thể điều chỉnh chế độ ăn uống và sử dụng thuốc nếu cần.
- Lựa chọn những nguồn thực phẩm bổ sung sắt trông thực đơn ăn uống hàng ngày của bản thân. Bạn có thể bổ sung các nguồn thực phẩm như hạt mè đen, hạt đậu, đậu Hà Lan, bông cải xanh, ngũ cốc và bánh mì... và cố gắng hạn chế ăn các thực phẩm như thịt đỏ, cá và thịt gia cầm...
- Bổ sung các thực phẩm giàu Vitamin C như trái cây họ cam quýt, sơri, dâu tây, ớt chuông, cà chua, bông cải xanh, khoai lang, củ cải trắng, xoài, đu đủ, dứa, bắp cải, kiwi và rau lá màu xanh đậm, để giúp cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn, giúp tránh được tình trạng ngồi xuống đứng lên chóng mặt.
- Các thức uống chứa chất kích thích như cà phê, chè thì bạn nên hạn chế tuyệt đối uống vì nó có àm ảnh hưởng đến hấp thụ sắt, dẫn đến tình trạng hoa mắt, chóng mặt ở tuổi dậy thì.
- Tuy nhiên bạn vẫn nên chú ý trong việc bổ sung sắt, không nên vượt quá giới hạn cho phép hàng ngày, dẫn đến tình trạng thừa sắt sẽ gây nên các vấn đề về sức khỏe khác.
- Ngoài ra, bạn cần bổ sung Vitamin B6 cho cơ thể bởi đây là dưỡng chất rất cần thiết để cơ thể tổng hợp protein và chuyển hóa tế bào máu đỏ. Bên cạnh đó, nó còn kích thích hệ thần kinh và hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả, cải thiện chứng chóng mặt và buồn nôn. Bổ sung Vitamon B6 bằng cách sử dụng các thực phẩm như: ngũ cốc, thịt gà, thịt heo, cá hồi, cá ngừ, bơ đậu phộng, các loại đậu, chuối, quả óc chó, cải bó xôi và quả bơ...