Theo dõi huyết áp
Thận sản xuất renin, là một loại enzyme giúp kiểm soát huyết áp của bạn. Nếu huyết áp của bạn không nằm ở mức bình thường, có thể đó là một dấu hiệu cho thấy thận của bạn không hoạt động đúng mức. Sử dụng máy đo huyết áp tại nhà để theo dõi và liên hệ với bác sĩ nếu bạn cảm thấy lo lắng về tình trạng huyết áp của mình.
Bệnh cao huyết áp cao đã trở thành một nguy cơ của xã hội hiện đại. Một nguyên nhân dẫn đến bệnh cao huyết áp là do áp lực quá lớn trong công việc và cuộc sống gây ra. Từ đó, gián tiếp ảnh hưởng đến sức khoẻ của thận. Nguyên nhân này rất thường xuyên gặp ở người trẻ. Vì vậy, việc quan trọng là cần phải kiểm soát tâm trạng, tránh áp lực để ảbo vệ thận của mình.
Tránh tự ý dùng thuốc
Nếu dùng vitamin C với lượng khoảng 1.000mg/ngày thường xuyên, vì có nguy cơ lắng đọng oxalat trong cơ thể. Ngoài ra bạn cũng không được tự ý dùng nhiều một số loại thuốc như kháng sinh và kháng viêm cũng có thể gây hại thận. Vì vậy, việc dùng thuốc phải theo chỉ dẫn của bác sĩ. Đặc biệt, đối với người bị bệnh tiểu đường và cao huyết áp thì càng cần được theo dõi thường xuyên. Ổn định đường huyết cũng như giữ mức huyết áp ổn định là góp phần hạn chế biến chứng suy thận.
Chế độ ăn uống cân bằng
Bí quyết để xây dựng một chế độ ăn uống có lợi cho thận chính là tăng cường lượng thức ăn có nguồn gốc từ thực vật, đồng thời hạn chế những thực phẩm tinh chế và thức ăn có nhiều dầu mỡ (đồ chiên, xào).
Một khẩu phần ăn với nhiều rau xanh và trái cây cho phép hệ thống cơ thể kiềm hóa thức ăn qua đường thận, hạ huyết áp và còn góp phần mang lại cảm giác thoải mái, hạnh phúc. Cần chú ý dùng những thực phẩm như đậu phộng, mầm lúa mì, củ cải đường, rau bina, đậu nành, sôcôla và khoai lang ở mức vừa phải vì chúng có nhiều oxalate, có thể gây sỏi thận.
Hạn chế ăn thịt
Chế độ ăn giàu protein từ động vật dẫn đến khả năng hình thành những viên can-xi (hay còn gọi là sỏi) trong thận. Sau khi được cơ thể xử lý, thịt tạo ra nhiều axit uric, đây chính là nguyên nhân dẫn đến bệnh gút.
Giảm lượng muối tiêu thụ
Lượng muối dư thừa là nguyên nhân dẫn đến việc tích tụ lượng canxi bất thường trong máu, gây ra bệnh sỏi thận. Chất natri trong muối còn làm tăng huyết áp. Do đó, những người mắc bệnh thận mãn tính cần hạn chế những thức ăn có nhiều natri. Ngoài việc hạn chế lượng natri nạp vào cơ thể, bạn cũng nên dùng loại muối biển nguyên chất thay vì loại muối hạt bình thường.
Uống nhiều nước
Việc uống đủ nước là một trong những yếu tố cần thiết để đảm bảo sự “khỏe mạnh” của thận. Nước giúp thận tẩy sạch các chất thải và ngăn ngừa sự xuất hiện của chứng viêm nhiễm hoặc sỏi thận. Tuy nhiên, nếu uống quá nhiều nước cùng một lúc cũng không tốt cho thận vì chúng buộc phải làm việc nhiều để loại thải bớt lượng nước dư thừa. Cách tốt nhất là bạn nên uống thường xuyên từng lượng nước nhỏ, trong cả ngày.
Không hút thuốc
Nếu đang hút thuốc, bạn nên cố gắng từ bỏ thói quen không tốt này. Hút thuốc không chỉ làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận, mà chúng còn góp phần gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng như đau tim hay đột quỵ ở những người đang bị bệnh thận mãn tính.
Tránh những đồ uống có cồn
Khi bạn uống quá nhiều chất cồn, thận sẽ phải làm việc vất vả hơn để lọc chất độc ra khỏi máu. Việc tiêu thụ những loại đồ uống có chứa chất cồn chỉ nên giới hạn ở mức tối đa là 2 lần mỗi ngày (dĩ nhiên không uống quá nhiều) đối với đàn ông và 1 lần đối với phụ nữ.
Hạn chế caffeine
Caffeine có tính lợi tiểu nên sẽ khiến cơ thể mất khá nhiều nước. Việc khử nước làm thận phải hoạt động vất vả, khó khăn hơn để bài tiết chất lỏng và chất độc, gây ra sức ép quá mức và không cần thiết đối với thận. Nếu muốn cắt giảm bớt chất caffeine nhằm phòng ngừa bệnh sỏi thận, bạn nên thử uống trà xanh, loại đã tách chất caffeine.
Hạn chế sử dụng thuốc giảm đau
Sử dụng thuốc giảm đau thường xuyên không phải là một ý kiến hay, nhất là khi bạn đang có nguy cơ nhiễm các bệnh liên quan đến thận. Tất cả các sản phẩm thuốc giảm đau có thể gây hại cho thận của bạn nếu sử dụng một cách thường xuyên.
Tập thể dục thường xuyên hơn
Các hoạt động thể chất là một trong những nhân tố quan trọng đóng góp vào việc duy trì “sức khỏe” của thận. Việc luyện tập không chỉ có lợi cho thận mà còn đóng góp chung vào sự khỏe mạnh của toàn bộ cơ thể. Tuy vậy, bạn chỉ nên tập thể dục vừa phải. Nếu tập luyện quá sức, bạn có thể phải đối mặt với những rắc rối về thận. Các bài tập yoga nhẹ nhàng, đi dạo, làm vườn… rất phù hợp để kích thích sự trao đổi chất trong cơ thể.
Những lời khuyên trên không chỉ phù hợp với những người muốn bảo vệ thận mà còn rất hữu ích cho những ai mong muốn rèn luyện để có một lối sống khỏe mạnh.