Gợi ý thực đơn làm MÂM CỖ cúng RẰM THÁNG GIÊNG cho các chị/em

( PHUNUTODAY ) - Mâm cỗ cúng rằm tháng giêng vốn khá quan trọng trong phong tục của người Việt từ xưa đến nay. Không chỉ để thể hiện lòng thành kính của con cháu với ông bà tổ tiên mà mâm cỗ đủ đầy, tươm tất còn để cầu mong cho gia đình yên ấm, an lành, xua đi những đen đủi trong cả năm nếu có

Theo quan niệm truyền thống, mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng phải có đầy đủ các vị: chua, cay, mặn, ngọt, bùi. Vị mặn của nước chấm, vị cay của ớt, vị chua của đĩa nộm/dưa muối, vị ngọt của bánh, vị bùi của nhân đậu xanh, của vừng lạc... tượng trưng cho sự hài hòa âm dương trong cuộc sống.

Mâm cỗ phải có 5 màu sắc tượng trưng cho ngũ hành: đỏ (hỏa), xanh (mộc), đen (thổ), trắng (thủy) và vàng (kim); và đủ 10 món, gồm các món ăn từ tứ phương: sông, núi, biển, đồng bằng. Tất cả tạo nên mâm cỗ đủ đầy, cầu mong yên ấm an lành, xua đi những đen đủi nếu có.

1_44218

Ngoài ra, tùy vào phong tục từng địa phương và điều kiện kinh tế của từng gia đình mà các món trong mâm cỗ có thể được điều chỉnh sao cho phù hợp và đầy đủ, tươm tất, thể hiện lòng thành kính của con cháu với ông bà, tổ tiên...

Cùng tham khảo gợi ý thực đơn làm MÂM CỖ cúng RẰM THÁNG GIÊNG dưới đây nhé:

1. GÀ LUỘC

Gà luộc không chỉ là lễ vật dễ kiếm, dễ chế biến, hình ảnh gà trống thể hiện sự oai phong hùng dũng ngoài ra còn chứa đựng nhiều ý nghĩa tốt đẹp.

1482725302-1--5-

khi chọn gà cần chọn gà mã đẹp, mào cờ tức là mào to và đỏ chót, gà phải là gà chưa đạp mái (gà trống hoa) hoặc gà trống thiến với ý nghĩa khỏe mạnh và tinh khiết, có lông màu lửa, đuôi đẹp, ức vươn lên, cựa mới nhú, lườn không nhọn để khi luộc lên con gà sẽ có tướng đẹp.

 

2. CANH MIẾN NẤU NẤM HƯƠNG

Món miến nấu nấm hương chay. Bát miến là một trong món ăn truyền thống không nên thiếu trong mâm cúng Rằm tháng giêng.

cach-lam-mien-ga-kieu-bac-ngon-tuyet-hao-1

3. NEM RÁN

Món nem rán hoặc nem Hà nội cũng là một trong những món truyền thống trong những dịp lễ tết quan trọng trong văn hoá người Việt.

cach-lam-nem-ran-1-480x480

4. BÁNH CHƯNG

Bánh chưng tượng trưng cho sự vuông tròn của trời đất, cho sự đủ đầy và hài hòa.

1517965477-822-untitled-1-1517676893-width640height480_schema_article

5. XÔI GẤC

Xôi gấc có màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn trong năm mới cho gia chủ.

xoi-gac-nhan-thit-ga

6. CANH MỌC NGŨ SẮC

Bát canh mộc ngũ sắc: màu đỏ tượng trưng cho hành hỏa, xanh của hành mộc, đen của hành thổ, màu trắng của hành thủy, màu vàng hành kim. Và cũng là món truyền thống không thể thiếu trong những dịp lễ Tết quan trọng của người Việt.

foody-mobile--17-_hinhmob-jpg-392-635717880890990605

7. CÁ

Cá dùng để tẩm bột chiên giòn/ hoặc cá hấp, kho đều được. Đây là món ăn tượng trưng cho vùng sông suối.

ca-dieu-hong-chien-xu

8. TÔM

Tôm có thể chiên (hoặc hấp), tôm có màu sắc tươi tắn với vẻ oai hùng là món ăn tượng trưng cho biển cả.

thom-lung-hap-dan-mon-tom-chien-toi

9. DƯA HÀNH

Dưa hành thường được sử dụng như một đồ ăn kèm với bánh chưng hoặc với các loại thịt nhiều mỡ (thịt đông, thịt kho Tàu, thịt luộc) để chống ngấy trong những ngày đầu năm. Những chất đạm, chất béo của mâm cao cỗ đầy được vị chua dịu, cay nhẹ của dưa hành chế hóa, vừa giúp gia tăng hương vị vừa giúp cơ thể tiêu hóa đồ ăn.

dua-hanh

10. GIA VỊ KHÁC

Ngoài các món trên, mâm cơm cúng ngày rằm tháng Giêng cũng phải có đầy đủ các loại vị. Vị mặn từ nước chấm, vị cay từ ớt, vị chua của đĩa dưa hành muối, vị ngọt của bánh, tất cả tạo nên một mâm cỗ đủ đầy phong vị để cầu mong an lành trong năm mới.

hinh-nuoc-cham-viet-nam

Các bạn cũng có thể tham khảo thêm mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng khác:

++ Mâm cỗ cúng Phật bao gồm:

+ Hoa quả tươi được bày vào đĩa+ Chè xôi+ Các món đậu+ Canh xào chay+ Bánh trôi nước

Cỗ chay tùy loại sẽ có 10 đến 25 món khác nhau, trong đó, các món ăn phải có màu sắc phong phú, đẹp mắt tượng trưng cho ngũ hành.

++ Mâm cỗ cúng gia tiên bao gồm:

+ 4 bát ninh măng, bát miến, bát mọc.+ Đĩa thịt lợn hoặc thịt gà, đĩa giò hoặc chả, đĩa nem thính hoặc đĩa xào, đĩa dưa muối, đĩa xôi hoặc bánh chưng và bát nước chấm.+ Hương, hoa tươi, quả tươi, vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu trắng, thuốc lá…

Cần lưu ý trong mâm cỗ cúng còn có thêm cơm tẻ là lương thực ăn hàng ngày. Mâm cỗ có cả nếp lẫn tẻ, có âm có dương đẩy đủ để sinh sôi nảy nở.

Cũng trong quan niệm của nhân dân ta, ngoài việc chuẩn bị mâm cỗ cúng ngày Rằm tháng Giêng thật chu đáo nêu trên, các gia đình cũng nên làm lễ cúng vào lúc chính Ngọ, tức 12 giờ trưa. Đây là lúc trời Phật hiển linh nên mọi người sẽ “cầu được ước thấy” thay sự duy tâm của người Việt ta.

Xem thêm:

1.

10 bí quyết nấu MÓN NGON TỪ SƯỜN HEO ai ăn cũng phải trầm trồ khen ngợi

2.

BÍ QUYẾT chăm con ĐẸP DÁNG, SÁNG DA, VÓC DÁNG CÂN ĐỐI ngay từ ngày đầu lọt lòng

3. 

Mẹ bầu nên làm gì khi TRẺ KHÔNG CHỊU BÚ?

Theo:  khoevadep.com.vn copy link