Hạt lạc được ví như ‘nhân sâm’ ngũ cốc nhưng 4 kiểu người này không nên ăn

( PHUNUTODAY ) - Hạt lạc được người dân gọi là “nhân sâm” ngũ cốc vì chứa nhiều dinh dưỡng. Tuy nhiên, dù lạc mang đến nhiều lợi ích sức khỏe nhưng không phải ai cũng có thể dùng.

Những lợi ích của hạt lạc

Chống lão hóa

Hạt lạc giàu resveratrol, sắt và catechin nên có tác dụng chống lão hóa. Những chất này giúp làm chậm tốc độ lão hóa của tế bào đồng thời có thể chống lại quá trình oxy hóa và loại bỏ các gốc tự do trong cơ thể, giúp duy trì tình trạng da tốt.

Bổ sung canxi

Sự gia tăng của tuổi tác khiến tốc độ mất canxi nhanh hơn. Nếu không bổ sung canxi, cơ thể sẽ dễ bị loãng xương. Vì vậy, người trung niên và người cao tuổi nên ăn lạc với số lượng nhất định để hấp thụ canxi, giúp đạt được hiệu quả ngăn ngừa sự xuất hiện của các bệnh về xương.

Bảo vệ dạ dày

Ngày nay nhiều người có thói quen ăn uống thất thường, ăn quá no dẫn đến chức năng đường tiêu hóa bị suy giảm, dễ xuất hiện các triệu chứng nhẹ như khó tiêu, đầy bụng nếu không được điều chỉnh kịp thời, từ đó dễ dẫn đến loét dạ dày.

Vì vậy, người đau dạ dày có thể thỉnh thoảng ăn một ít lạc bởi trong lạc có nhiều protein có thể trung hòa axit dịch vị, đồng thời cũng giàu photpholipid, giúp thúc đẩy quá trình bài tiết gastrin trong cơ thể, nhất là niêm mạc ruột non, do vậy ức chế tiết axit dịch vị.

Hàm lượng mô xơ và dầu béo trong hạt lạc (đậu phộng) tương đối cao. Chúng là chất bôi trơn đường ruột, thúc đẩy quá trình bài tiết chất chuyển hóa. Từ đó ngăn ngừa táo bón, giảm xác suất ung thư đường ruột.

4 nhóm người không nên ăn nhiều lạc

Người đã cắt bỏ túi mật

Người mắc bệnh túi mật nghiêm trọng phải cắt bỏ túi mật không nên ăn lạc. Hạt lạc chứa nhiều chất béo mà việc cắt bỏ túi mật khiến dịch mật tiết ra ít hơn. Nếu ăn lạc sẽ làm tăng gánh nặng cho gan.

Người bị bệnh gút

Hạt lạc có hàm lượng purin trung bình, dễ làm tăng nồng độ axit uric sau khi vào cơ thể con người. Vì vậy, khi bị gút bạn không nên ăn lạc.

Người bệnh tiểu đường

Tuy hàm lượng đường trong lạc không cao nhưng hàm lượng chất béo cao. Nếu không xử lý kịp thời sẽ chuyển hóa thành đường, không có lợi cho việc ổn định lượng đường trong máu.

Người bị bệnh dạ dày ruột mãn tính

Người mắc bệnh như thủng dạ dày, loét dạ dày cũng không nên ăn lạc vì lạc có hàm lượng calo cao. Sau khi nhai, vụn lạc sẽ bám vào thành dạ dày, ảnh hưởng đến quá trình lành vết loét.

Tuyệt đối không ăn lạc mốc

Aflatoxin gần như là chất độc hại nhất trên thế giới. Chất này có thể gây tổn thương gan trong trường hợp nhẹ và gây ra các tổn thương ác tính ở gan như ung thư gan. Nếu hàm lượng cao hơn có thể gây tử vong.

Nếu so sánh thì aflatoxin độc gấp 10 lần kali xyanua và gấp 68 lần so với asen.

Aflatoxin rất dễ hình thành trong lạc mốc vì thành phần và cấu trúc của hạt lạc đặc biệt thích hợp cho sự phát triển và sinh sản của aflatoxin. Việc chiên hoặc sấy đơn giản là vô ích và không thể loại bỏ aflatoxin. Sức sống của chúng rất mạnh, nhiệt không thể tiêu diệt được. Bên cạnh đó, nếu thời gian chiên, quay hạt lạc quá lâu với nhiệt độ cao, aflatoxin có thể bị tiêu trừ nhưng các thành phần khác có hại cho cơ thể sẽ được hình thành.

Thực tế thì aflatoxin sợ nhất chính là nước. Nếu bạn luộc lạc mốc trong nước thì hơn 90% aflatoxin sẽ bị tiêu diệt nhưng vẫn có khả năng aflatoxin còn sót lại. Vậy nên để đảm bảo an toàn, nếu hạt lạc được bảo quản bị mốc hoặc đổi màu một chút thì đừng ăn chúng.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link